Home / Dưỡng linh / Lời sống hằng ngày / Định Ý Thay Đổi Ngày Sa-bát (Bài 12 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

Định Ý Thay Đổi Ngày Sa-bát (Bài 12 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

BÀI 12. ĐỊNH Ý THAY ĐỔI NGÀY SA-BÁT

Trong bài 11, chúng ta đã học biết Đức Chúa Trời thiết lập ngày thứ Bảy để kỷ niệm sự tạo thế. Ba công việc đặc biệt được thiết lập trong ngày thứ Bảy: Ngài nghỉ, ban phước cho ngày thứ Bảy và đặt là ngày thánh. Khi giữ ngày thứ Bảy, chúng ta nhìn nhận Ngài là Đấng Tạo Hóa. Đức Chúa Giê- su cũng tuyên bố Ngài là Chúa ngày Sa-bát vì chính Ngài đã thiết lập ngày Sa-bát trong tuần lễ tạo thế. Khi ở thế gian, Ngài đã giữ ngày Sa-bát và sau khi chết trên thập tự giá, Ngài cũng an nghỉ trong mồ mả vào ngày thứ Bảy. Đức Chúa Giê-su là Đấng Tạo Hóa, Cứu Chúa, và gương mẫu cho chúng ta trong mọi sự.

Kẻ địch lại Đấng Christ là Sa-tan luôn luôn chống đối Ngài. Hắn dùng ngoại giáo đặt ra những lý thuyết trái với Kinh Thánh và dùng hệ thống tôn giáo để thay đổi thời kỳ và luật pháp Chúa. Ngày nay phần đông Cơ Đốc nhân giữ ngày thứ Nhất trong tuần. Bài học 11 cho thấy rõ ràng Đức Chúa Trời không thay đổi ngày Sa-bát. Ngày ấy nằm chính giữa Mười Điều răn bất di bất dịch của Ngài. Ngày Sa-bát được thiết lập tại vườn Ê-đen, được dân sự Chúa tuân giữ trong 6,000 năm qua và sẽ được vâng giữ nơi trời mới 2 đất mới. Chúa dùng ngày Sa-bát như dấu hay ấn để đóng trên trán dân sự hầu chứng tỏ họ thuộc về Ngài. Ngày Sa-bát rất quan trọng nên Chúa muốn chúng ta tôn trọng ngày ấy (Ê-sai 58:13, 14). Cái sừng nhỏ định ý thay đổi luật pháp là bức tường bảo vệ dân sự Chúa, thay đổi thời kỳ là ngày thứ Bảy Sa-bát. Trong bài này, chúng ta sẽ nghiên cứu các câu trong Tân Ước nói về ngày Sa-bát và ngày thứ Nhất, và nguồn gốc ngày Chủ nhật.

NGÀY SA-BÁT TRONG CỰU ƯỚC

Sứ đồ Phao-lô có nói đến một số ngày Sa-bát trong Cựu Ước không còn được giữ trong Tân Ước. Đây là lý do khiến một số người hiểu lầm rằng ngày thứ Bảy Sa-bát đã bị bỏ. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt hai thứ luật: luật lễ nghi và luật luân lý. Có những ngày Sa-bát thuộc về luật lễ nghi, và ngày thứ Bảy Sa-bát trong Mười Điều răn thuộc về luật luân lý. Khi Đức Chúa Giê-su chịu chết, Ngài đã làm trọn luật lễ nghi, nên luật này đã bị đóng đinh vào thập tự giá. Còn Mười Điều răn là luật luân lý sẽ tồn tại đời đời.

1. Những ngày lễ lớn được gọi là ngày gì? (Lê-vi Ký 23:27-32).

a. Ngày được phép làm bất cứ điều gì
b. Ngày Tết
c. Ngày Sa-bát

Những ngày lễ lớn như lễ Vượt qua, Đại lễ Chuộc tội, lễ Lều tạm, v. v. được gọi là những ngày “Sa-bát” (Lê-vi Ký 23). Theo tiếng Hê-bơ-rơ, chữ “sa-bát” nghĩa là ngày nghỉ. Những ngày lễ lớn này là hình bóng chỉ về Đức Chúa Giê-su và đã bị bỏ đi sau khi Ngài chết trên thập tự giá.

2. Ngày Sa-bát nào Phao-lô dạy các tín đồ không nên đoán xét? (Cô-lô-se 2:16, 17).

a. Ngày Sa-bát lễ lớn là hình bóng
b. Ngày thứ Bảy Sa-bát
c. Cả hai câu (a) và (b) đều đúng

Trong câu này, Phao-lô nói rất rõ ngày sa-bát theo luật lễ nghi là “bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ.” Ông nói chúng ta không bị đoán xét về những ngày Sa-bát chỉ về hình bóng của sự việc đã đến, như lễ Vượt qua, Đại lễ Chuộc tội. Ở đây, ông không nói đến ngày thứ Bảy Sa-bát. Trong Rô-ma 14:1-6, sứ đồ Phao-lô nói về một số tín đồ quan 3 tâm đến việc kiêng ăn và ngày nào nên kiêng ăn. Ông nói rằng, “ai nấy hãy tin chắc ở trí mình” (câu 5). Việc kiêng ăn hay giữ ngày kiêng ăn không quan trọng. Đoạn này hoàn toàn không hề nói đến ngày Sa-bát thánh.

NGÀY SA-BÁT TRONG TÂN ƯỚC

3. Chúa Giê-su vào nhà hội ngày nào khi Ngài ở thế gian? (Luca 4:16).

a. Mỗi ngày
b. Ngày thứ Nhất
c. Ngày Sa-bát

4. Ngày nào sứ đồ Phao-lô vào nhà hội ở thành An-ti-ốt? (Công vụ các Sứ đồ 13:14).

a. Ngày thứ Nhất
b. Ngày Sa-bát
c. Mỗi ngày

5. Những người tín đồ mới đã xin nghe giảng đạo trong ngày nào? (Công vụ các Sứ đồ 13:42, 44).

a. Mỗi ngày
b. Ngày thứ Nhất
c. Ngày Sa-bát

Ở đây nhiều người Giu-đa và người mới theo đạo đã xin Phaolô giảng dạy cho họ trong ngày Sa-bát sau. Họ đã nhìn nhận thói quen giữ ngày Sa-bát của ông. Trong ngày Sa-bát kế tiếp, gần hết cả thành đều nhóm lại để nghe sứ đồ Phao-lô giảng về lời Chúa.

6. Nơi nào sứ đồ Phao-lô đã nhóm họp trong ngày Sa-bát tại thành Phi-líp? (Công vụ các Sứ đồ 16:13).

a. Bên bờ sông
b. Nhà hội
c. Trên núi

Tại Phi-líp không có đền thờ Do Thái nên Phao-lô và những người đồng hành nhóm họp bên bờ sông. Dù không có nhà hội, ông cũng đã nhóm họp trong ngày Sa-bát.

7. Bao nhiêu ngày Sa-bát Phao-lô đã giảng dạy tại thành Tê- sa-lô-ni-ca? (Công vụ 17:1-4).

a. 3 ngày
b. 72 ngày
c. 78 ngày

Phao-lô cũng giảng dạy tại thành Cô-rinh-tô trong 78 ngày Sabát (Công vụ các Sứ đồ 18:4, 11). Trong một năm rưỡi tại đây, nếu ngày Sa-bát đã bị thay đổi, thì Phao-lô có thể dạy các tín đồ mới giữ ngày Chủ nhật. Nhưng việc giữ ngày Chủ nhật không được ghi chép ở đây.

8. Ngày thứ mấy là ngày yên nghỉ trong Chúa? (Hê-bơ-rơ 4:4).

a. Ngày thứ Nhất
b. Ngày thứ Sáu
c. Ngày thứ Bảy

Bàn luận về sự yên nghỉ trong Đấng Christ, không ví dụ nào minh bạch hơn ngày thứ Bảy Sa-bát. Ngày Sa-bát được biệt riêng để dân sự nghỉ ngơi hầu có thì giờ thông công với Ngài.

Trong sách Hê-bơ-rơ 4:9-12, chữ “yên nghỉ” được dịch từ tiếng Hy Lạp Sabbatismos có nghĩa là “ngày Sa-bát yên nghỉ.” Đoạn này nói rõ ngày Sa-bát yên nghỉ vẫn được tín đồ trong thời Tân Ước giữ, và Chúa truyền dạy chúng ta phải cố gắng vào sự yên nghỉ đó.

NGÀY THỨ NHẤT TRONG TÂN ƯỚC

9. Cái sừng nhỏ thật sự có thể thay đổi thời kỳ và luật pháp của Đức Chúa Trời không? (Đa-ni-ên 7:25).

a. Có
b. Không

Cái sừng nhỏ thật sự không thể thay đổi được, chỉ định ý thay đổi thôi. Đức Chúa Trời đã nói về ngày thứ Bảy Sa-bát 126 lần trong Cựu Ước và 62 lần trong Tân Ước. Ngày thứ Nhất trong tuần lễ chỉ được ghi chép tám lần trong Tân Ước.

10. Có bao nhiêu câu Kinh Thánh trong Tân Ước nói về ngày thứ Nhất?

a. 5
b. 7
c. 8

(1) Ma-thi-ơ 28:1, 2 (2) Mác 16: 1, 2 (3) Mác 16:9 (4) Lu-ca 24:1 (5) Giăng 20:1 (6) Giăng 20:19 (7) Công vụ 20:7, 8 (8) I Cô-rinh-tô 16:1, 2

Năm câu đầu chỉ nói về những người đàn bà đến mộ sáng sớm ngày thứ Nhất, là ngày Chúa sống lại từ kẻ chết. Không có câu nào ở đây dạy rằng chúng ta phải giữ ngày thứ Nhất để kỷ niệm sự sống lại của Đức Chúa Giê-su.

11. Tại sao các môn đồ tụ họp lại trong ngày thứ Nhất? (Giăng 20:19).

a. Vì sợ dân Giu-đa
b. Theo thói quen
c. Kỷ niệm ngày Chúa Phục Sinh

Các môn đồ đã không nhóm họp lại để kỷ niệm ngày Chúa phục sinh vì họ không biết rằng Chúa đã sống lại ngày hôm đó. Họ tụ họp lại sau những cánh cửa đóng kín vì sợ dân Giu- đa, sợ rằng họ cũng phải chịu khổ nạn như Chúa. Ngài đã hiện ra với những môn đồ nhút nhát trong ngày phục sinh. Câu này không nói gì về sự thay đổi ngày thờ phượng.

12. Công vụ 20:7-11 có dạy rằng ngày thứ Nhất là ngày nhóm họp thường xuyên của hội thánh đầu tiên không?

a. Có
b. Không

Đây là buổi họp ban đêm, buổi tối ngày thứ Nhất. Theo cách tính ngày trong Kinh Thánh, thì buổi tối đến trước buổi sáng, “Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày, sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ Nhất” (Sáng thế Ký 1:5). Buổi tối ngày thứ Nhất trong Kinh Thánh là tối thứ Bảy ngày nay. Phao-lô nhóm họp các tín đồ buổi tối ngày thứ Nhất để từ giã. Ông sắp sửa ra đi và có thể sẽ không bao giờ trở lại đây nữa. Phao-lô giảng tới nửa đêm, thì một gã trai trẻ tên Ơ- tích, ngồi trên cửa sổ ngủ gục và té xuống đất từ từng lầu thứ ba. Khi sứ đồ Phao-lô xuống và cầu nguyện cho Ơ-tích thì người được sống lại, và sau đó sứ đồ tiếp tục giảng dạy cho đến sáng, rồi ông ra đi. Tại sao sứ đồ Phao-lô không ở lại sáng 6 Chủ nhật để thờ phượng nếu hội thánh giữ ngày Chủ nhật?

Một số người dùng đoạn Kinh Thánh này để biện luận rằng những hội thánh đầu tiên đã nhóm họp trong ngày thứ Nhất của tuần lễ. Nhưng ở đây chúng ta không tìm thấy được bằng chứng gì nói về thói quen nhóm họp trong ngày Chủ nhật. Việc sứ đồ Phao-lô giảng dạy và bẻ bánh trong ngày này không làm cho ngày đó trở thành ngày thánh. Hội thánh đầu tiên bẻ bánh và giảng dạy hằng ngày (Công vụ các Sứ đồ 2:46).

13. Phao-lô dạy tín đồ thành Cô-rinh-tô làm gì trong ngày thứ Nhất của tuần lễ? (I Cô-rinh-tô 16:2).

a. Cầu nguyện
b. Kiêng ăn
c. Dành dụm tiền trong nhà

Câu này nói là mỗi người nên để dành tiền tại nhà mình. Sứ đồ Phao-lô đã quyên tiền cho hội thánh đang bị nạn đói tại thành Giê-ru-sa-lem (Công vụ các Sứ đồ 11:27-30). Ông khuyên tín đồ Cô-rinh-tô dành dụm tiền tại nhà trong ngày thứ Nhất để ông tới thâu góp hầu giúp cho việc cứu trợ. Đây là sự dâng hiến đặc biệt tại nhà, chớ không phải là sự dâng hiến vào ngày thờ phượng tại nhà thờ. Đoạn này không nói gì về việc giữ ngày Chủ nhật.

Chúng ta đã nghiên cứu các câu trong Tân Ước nói về ngày thứ Nhất trong tuần lễ, nhưng đã không tìm được một câu nào nói về sự thay đổi ngày thờ phượng từ ngày thứ Bảy qua ngày thứ Nhất. Một linh mục Công giáo treo giải thưởng 1,000 Mỹ kim cho ai tìm được một câu Kinh Thánh nói rằng Chủ Nhật là ngày thánh và phải tuân giữ. Không ai trả lời. Vậy sự thay đổi này bắt đầu như thế nào?

NGUỒN GỐC NGÀY CHỦ NHẬT

Mặt trời là thần chính của dân ngoại như dân Ba-by-lôn và La Mã. Dân Giu-đa cũng bắt chước người ngoại thờ lạy mặt trời, nhưng Đức Chúa Trời gọi đó là một sự gớm ghiếc (Ê-xê-chi-ên 8:16, 17). Vua Constantine của La Mã là người thờ lạy mặt trời. Khi vua trở nên Cơ Đốc nhân, thì Cơ Đốc giáo trở thành quốc giáo. Để giúp dân ngoại dễ dàng gia nhập hội thánh, các nhà lãnh đạo Công giáo đổi ngày Sa-bát từ thứ Bảy qua Chủ nhật. Hằng ngàn người thờ thần mặt trời gia nhập hội thánh, nên không bao lâu họ có ảnh hưởng mạnh. Ngày 7 tháng 3 năm 321 S.C., vua Constantine nghe 7 theo đề nghị của các nhà lãnh đạo Công giáo ban hành luật ngày Chủ nhật đầu tiên, “Tất cả mọi người, từ quan quyền đến dân chúng, và mọi ngành thương mại đều phải nghỉ Chủ nhật, ngày đáng kính của mặt trời.”—Encyclopedia Britannica, xuất bản lần thứ chín, mục “Sunday”.

Hội La Mã đã tuyên bố, “Giáo hội Công Giáo . . . chuyển ngày Sa-bát qua ngày Chủ nhật . . . . Cho tới bây giờ việc tuân giữ ngày Chủ Nhật của các tín đồ Tin lành là một việc phục tùng mà họ phải trả giá cho ác cảm của họ đối với quyền hành tối thượng của giáo hội Công Giáo.”—Monsignour Louis Segur, Plain Truth About Protestantism of Today, tr. 213. Hãy chú ý những lời tuyên bố sau đây:

Hỏi: Ngày nào là ngày Sa-bát?

Đáp: Ngày thứ Bảy là ngày Sa-bát.

Hỏi: Tại sao chúng ta giữ Chủ nhật thay vì ngày thứ Bảy?

Đáp: “Chúng ta giữ Chủ nhật thay vì ngày thứ Bảy vì Giáo hội Công Giáo trong Hội nghị Lao-đi-xê (364 S.C.) đã chuyển sự tôn kính từ ngày thứ Bảy qua Chủ nhật.”—The Convert’s Catechism of Catholic Doctrine, 1930, tr. 50, 3rd edition.

Hỏi: Có gì chứng minh giáo hội Công giáo La Mã có quyền thiết lập các ngày lễ?

Đáp: “Nếu giáo hội không có quyền ấy, thì giáo hội không thể khiến các tôn giáo đồng ý với mình về việc giữ ngày Chủ nhật thay thế cho ngày thứ Bảy trong tuần, một sự thay đổi mà Kinh Thánh không cho phép.”—Stephen Keeman, Doc trinal Catechism, tr. 174.

Hồng Y Giáo chủ Gibbons, trong quyển Faith of Our Fathers, tr. 111, có nói, “Quí vị có thể đọc Kinh Thánh từ Sáng thế Ký tới Khải huyền, và quí vị không thấy một hàng nào cho phép giữ ngày Chủ nhật làm ngày thánh.” Trong Hội nghị Trent (1545 S.C.), các nhà lãnh đạo giáo hội quyết định rằng “lời truyền khẩu” có quyền lực hơn Kinh Thánh! Họ tin rằng Đức Chúa Trời đã ban cho họ quyền thay đổi Kinh Thánh theo ý họ muốn. “Truyền khẩu” nghĩa là sự dạy dỗ của loài người.—McKenzie, Catholic Church, tr. 214.

Trong Thời kỳ Hắc Ám, giáo hội La Mã cấm mọi người đọc Kinh Thánh, ai bất tuân thì bị đốt trên giàn hỏa, như hai ông Huss và 8 Printed in U.S.A. Copyright © 2008 by Tiếng Nói Hy Vọng. All Rights Reserved. Jerome và các Cơ Đốc nhân khác. Nhiều năm trôi qua, các thế hệ sau không có Kinh Thánh nên quên hẳn ngày Sa-bát của Chúa. “Giáo hoàng có quyền thay đổi thời kỳ, hủy bỏ luật pháp, và miễn trừ mọi sự, kể cả điều răn của Đấng Christ. Giáo hoàng có quyền và thường dùng quyền đó để loại bỏ mạng lệnh Đấng Christ.”— Lucius Ferraris, “Papa II,” Prompta Bibliotheca, vol. VI, tr. 25-29.

“Kinh Thánh dạy, ‘Hãy nhớ ngày Sa-bát đặng giữ làm ngày thánh!’ Hội Công giáo nói, ‘Không! Ta cậy quyền lực thiên thượng để hủy bỏ ngày Sa-bát, và truyền dạy giữ ngày thứ Nhất của tuần lễ. Và này, cả thế giới văn minh đều quì phục cách kính cẩn, tuân giữ điều răn của hội Công giáo.’”—Father Enright, C.S.S.R. of Redemptoral College, Kansas City, Mo., History of the Sabbath, tr. 802. Giáo hội đã tuyên bố rằng khi một người giữ ngày Chủ nhật là họ thừa nhận uy quyền của Giáo hội Công giáo La Mã.

14. Chúa Giê-su phán gì khi người ta giữ ngày Chủ nhật theo lời truyền khẩu thay vì điều răn của Chúa? (Ma-thi-ơ 15:8).

a. Sự thờ lạy của con người là vô ích
b. Con người dạy những điều răn do họ đặt ra
c. Cả hai câu (a) và (b) đều đúng Ngài phán thêm, “Cây nào mà Cha trên trời không trồng thì phải nhổ đi . . . . Nếu kẻ mù dẫn đưa kẻ mù, thì cả hai sẽ cùng té xuống hố.”

TÓM LƯỢC

1) Từ sách Sáng thế Ký đến Khải huyền, từ vườn Ê-đen đến trời mới đất mới, ngày thứ Bảy Sa-bát không hề thay đổi.

2) Ngày Chủ nhật (Sunday) bắt nguồn từ sự thờ lạy mặt trời của dân ngoại, và được giáo hội Công giáo La Mã đem vào làm ngày thờ phượng, và được hầu hết các giáo phái Tin lành tuân giữ. Không có câu nào trong Kinh Thánh dạy chúng ta phải giữ ngày Chủ nhật làm ngày thánh.

QUYẾT ĐỊNH

  • Tôi giữ ngày Sa-bát thánh của Đức Chúa Trời vì tôi yêu mến Ngài và muốn dành thì giờ để thông công mật thiết với Ngài.

Nghiên cứu sách Đa-ni-ên

Kiểm Tra 12

1) Đức Chúa Giê-su giữ ngày nào khi Ngài ở thế gian?

________________________________________________

2) Sứ đồ Phao-lô giữ bao nhiêu ngày Sa-bát tại Cô-rinh-tô ?

________________________________________________

3) Có bao nhiêu câu Kinh Thánh nói về ngày thứ Nhất?

________________________________________________

4) Giáo hội nào đã thay đổi ngày Sa-bát qua ngày thứ Nhất?

________________________________________________

5) Chúa phán thế nào về những người giữ ngày Chủ nhật?

________________________________________________

Tải về bài học (pdf) theo liên kết sau đây:

Bai 12 – Dinh Y Thay Doi Ngay Sa-bat

Tải về file trắc nghiệm (pdf) theo liên kết sau đây:

Trac Nghiem 12 – Danien

 

Check Also

Cứu Cấp

Vào tháng Giêng năm 2010, Wesley Autrey đang chờ đợi chiếc xe điện ngầm ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *