Home / Trường Sa-bát / Huyết Vô Tội (Bài Học 8, 12 Tháng 11 – 18 Tháng 11)

Huyết Vô Tội (Bài Học 8, 12 Tháng 11 – 18 Tháng 11)

CÂU GỐC: “Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy” (Hê-bơ-rơ 11:1).

ĐỌC KINH THÁNH NGHIÊN CỨU TUẦN NÀY: Gióp 10; Ê-sai 53:6; Rô-ma 3:10-20; Gióp 15:14-16; Gióp 1:18-20; Ma-thi-ơ 6:34.

Văn hào Albert Camus đã trằn trọc thao thức với nan đề sự đau khổ của nhân loại, và trong cuốn The Plague, ông đã dùng bệnh dịch như là một biểu tượng của những hư hỏng mang đau thương đến cho con người. Đây là câu chuyện về một cậu bé bị chết đau đớn bởi bệnh dịch. Vị linh mục chứng kiến cái chết thê thảm ấy đã kết luận cùng vị y sĩ có mặt: “Thực trạng ghê tởm này thật khó lòng chấp nhận, bởi vì nó vượt quá tầm hiểu biết của con người. Nhưng có lẽ chúng ta nên chấp nhận và đón chào những gì chúng ta không hiểu.” Vị y sĩ giận dữ trả lời: “Không, thưa Cha. Tôi thì nhìn thấy ý tưởng chào đón một cách rất khác. Cho tới lúc chết tôi cũng sẽ không bao giờ đón chào một kế hoạch trong đó trẻ thơ phải bị tra tấn.” – Phỏng trích từ trang 218, The Pague (New York, 1991) của tác giả Albert Camus.

Câu chuyện ở trên nói lên những gì chúng ta đã đọc trong câu chuyện của ông Gióp: các bạn ông Gióp đã đưa ra các câu trả lời rất yếu ớt cho một vấn đề vô cùng phức tạp, mà ông Gióp cũng như vị bác sĩ biết là một bài toán hóc búa không có đáp số thỏa đáng. Và đó là thách đố cho chúng ta: làm sao tìm được lời giải đáp hữu lý cho một nan đề mà trong phần lớnnhiều trường hợp rất vô lý. Tuần này chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm câu trả lời.

Xem / Tải về bài học theo liên kết sau đây:
=> Huyết Vô Tội (Bài Học 8, 12 Tháng 11 – 18 Tháng 11)

Check Also

Cuộc Khủng Hoảng Về Danh Tánh (Bài Học 1, 26 Tháng 12 – 1 Tháng 1, 2021)

CÂU GỐC: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *