Home / Dưỡng linh / Lời sống hằng ngày / Nơi Thánh Được Thanh Sạch (Bài 13 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

Nơi Thánh Được Thanh Sạch (Bài 13 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

BÀI 13. NƠI THÁNH ĐƯỢC THANH SẠCH

Bài học này chúng ta nghiên cứu Đa-ni-ên 8. Đó là một trong những đoạn quan trọng nhất trong sách Đa-ni-ên. Đoạn này ghi chép thời kỳ tiên tri dài nhất và sự làm sạch đền thánh, một biến cố liên quan đến thời kỳ cuối cùng. Xin chú ý đến sự liên hệ của đoạn này với những lời tiên tri khác trong sách Đa-ni-ên.

  1. Đoạn 2 miêu tả sự dấy lên và sụp đổ của các đế quốc và dẫn đến biến cố tột đỉnh là khi Đức Chúa Giê-su, Vầng Đá muôn đời, thiết lập nước vinh hiển của Ngài.
  2. Đa-ni-ên 7 miêu tả lần thứ hai sự dấy lên và sụp đổ của các đế quốc với nhiều chi tiết mới như: những đặc điểm và hành động phạm thượng của cái sừng nhỏ, sự phán xét trên thiên đàng, và Đấng Christ là Quan án nhận nước đời đời của Ngài.
  3. Đoạn 8 miêu tả sự tranh chiến của các đế quốc một lần nữa (lần này không còn Ba-by-lôn), và nhấn mạnh vào chức vụ của Đấng Christ trong đền thánh như Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta. Đoạn 8 cũng nói thêm những chi tiết về cái sừng 2 nhỏ như phạm đến “Chúa của các cơ binh”, bắt bớ dân sự Ngài, và phá bỏ chức vụ tế lễ của Đấng Christ tại đền thánh trên trời.

Bài học này và những bài kế tiếp sẽ hé mở những cánh cửa bí mật để chúng ta thấy những việc đang xảy ra trên thiên đàng. Những việc này sẽ ảnh hưởng đến chúng ta là những người sống trong ngày cuối cùng của lịch sử nhân loại.

NHỮNG ĐẾ QUỐC VĨ ĐẠI

Để hiểu những lời tiên tri trong Đa-ni-ên, chúng ta phải dùng cách giải nghĩa đúng. Đó là phương pháp lặp lại và giảng giải thêm. Chúng ta thấy những lời tiên tri trong Đa-ni-ên tiếp tục đề cập đến cùng một lịch sử, lặp lại những đế quốc đã nói trước kia, nhưng mỗi lời tiên tri kế tiếp được thêm nhiều chi tiết khác. Những diễn tiến trong đoạn 8 sẽ theo thứ tự như trong đoạn 2 và 7; miêu tả những đế quốc Mê-đi Ba-tư, Hy Lạp, và cái sừng nhỏ. Đoạn 7 nói về sự phát triển của cái sừng nhỏ, và đoạn 8 nói về cái sừng nhỏ sẽ bị tận diệt.

1. Trong đoạn 8, Đa-ni-ên được sự hiện thấy khi nào? (Đa-niên 8:1-5).

a. Đương thời vua Nê-bu-cát-nết-sa
b. Cuối thời của triều đại Ba-by-lôn
c. Triều đại vua Đa-ri-út

Sự hiện thấy này xảy ra gần những năm cuối của triều đại Baby-lôn, vào năm 551 T.C., hai năm sau sự hiện thấy trong Đa-ni-ên 7. Chúng ta thấy lời tiên tri này không bắt đầu với Baby-lôn sắp bị sụp đổ. Chiên và dê là hai con vật được dùng trong đền thánh. Đặc biệt là chúng được dùng trong ngày Đại Lễ Chuộc Tội. Lễ này tiêu biểu cho thời kỳ cuối cùng khi cả vũ trụ sẽ được tẩy sạch khỏi tội lỗi, và nhân loại được hòa hiệp lại với Đức Chúa Trời.

2. Con chiên đực tượng trưng cho các vua nào? (Đa-ni-ên 8:20).

a. Vua Hy Lạp
b. Vua La Mã
c. Vua Mê-đi và Ba-tư

Đế quốc Mê-đi Ba-tư thống trị từ năm 539 T.C. tới 331 T.C. Lúc đầu, nước Mê-đi mạnh hơn, nhưng dưới thời Si-ru, nước 3 Ba-tư trở nên lớn mạnh hơn Mê-đi, ứng nghiệm lời tiên tri nói, “một cái thì cao hơn cái kia, và cái cao hơn thì mọc lên sau” (câu 3).

3. Con thú kế tiếp là con gì và tượng trưng cho gì? (Đa-ni-ên 8:5, 21).

a. Con rồng – Sa-tan
b. Con dê đực – vua Hy Lạp
c. Con chiên đực – vua Ba-by-lôn

Sự đi không đụng đất của con dê đực này chỉ về sự nhanh chóng của các cuộc chinh phục. A-lịch-sơn Đại đế chiếm các nước như bay từ Hy Lạp cho đến Ba-by-lôn trong một thời gian rất ngắn (12 năm).

4. Con dê đực đã làm gì con chiên đực? (Đa-ni-ên 8:6, 7).

a. Kết bạn với con chiên đực
b. Giành đất của con chiên đực
c. Húc chết con chiên đực, và làm gãy 2 cái sừng

Nước Ba-tư có nhiều vua giỏi như Si-ru, Đa-ri-út I (522-486 T.C.), và Ạt-ta-xét-xe I (465-423 T.C.). Hai vị vua sau đối xử rất tốt với dân Do Thái. Chúng ta sẽ học thêm về họ trong đoạn 9. Nhưng Đa-ri-út III (336-331 T.C.), vị vua cuối cùng, là một nhà lãnh đạo yếu đuối, không thể đương đầu với A-lịchsơn Đại đế, nên Mê-đi Ba-tư đã bị đánh bại năm 331 T.C.

5. Chuyện gì đã xảy ra cho cái sừng lớn của con dê đực? (Đani-ên 8:8).

a. Cái sừng lớn của nó bị gãy, và mọc ra 4 cái sừng khác
b. Cái sừng lớn bẻ gãy 4 cái sừng nhỏ khác
c. Cái sừng lớn dài thêm ra

6. Bốn cái sừng mọc ra có nghĩa gì? (Đa-ni-ên 8:22).

a. Bốn cuộc chiến
b. Bốn thời kỳ khó khăn
c. Bốn nước

A-lịch-sơn Đại đế qua đời năm 32 tuổi vì trác táng quá độ. Đế quốc Hy Lạp bị chia ra thành bốn phần: Ai Cập, Thrace, Maxê-đoan, và Sy-ri; do bốn vị tướng của A-lịch-sơn cai trị: Ptolemy, 4 Lysimachus, Cassander và Seleucus.

CÁI SỪNG NHỎ XUẤT HIỆN

Tại sao sau đế quốc Hy Lạp, Đa-ni-ên 8 không đề cập đến đế quốc thứ tư là La Mã như trong đoạn 2 và 7, mà lại đề cập đến cái sừng nhỏ. Cái sừng nhỏ này tiêu biểu cho ai? Nó có gì tương tự như cái sừng nhỏ trong đoạn 7 chăng?

Đây không phải nói đặc biệt về cái sừng nhỏ làm hình bóng cho La Mã Giáo hoàng, nhưng cái sừng nhỏ trong đoạn 8 là hình bóng cho cả La Mã ngoại giáo và La Mã Giáo hoàng. Chúng ta đã thấy trong đoạn 7, La Mã ngoại giáo và La Mã Giáo hoàng là một sự liên tục. Hoàng đế La Mã đã ban quyền hành, tước vị cho giám mục La Mã. Sử gia Harry Dawe trong quyển Ancient Greece and Rome, tr. 188, đã viết, “Hoàng đế La Mã đã bỏ tước vị là thầy tế lễ thượng phẩm (Pontifex Maximus) vì dân chúng không còn thờ các thần La Mã nữa. Giám mục La Mã đã lãnh nhận chức vụ thầy tế lễ, vì vậy mà giáo hoàng ngày nay thường được gọi là ‘Pontiff.’” Vì giáo hội La Mã kế nghiệp đế quốc La Mã, nên một cái sừng nhỏ đã tiêu biểu cho cả hai hệ thống này. Chúng ta hãy nghiên cứu những đặc điểm của cái sừng nhỏ này.

THỜI KỲ LA MÃ NGOẠI GIÁO.

7. Đặc điểm thứ nhất (Đa-ni-ên 8:9).

a. Cái sừng nhỏ lớn lên rất mạnh
b. Nó chinh phục nhiều nước
c. Cả hai câu (a) và (b) đều đúng

Trong đoạn 8, cái sừng nhỏ mọc lên từ một trong bốn hướng gió theo sau Hy Lạp. Khởi đầu người La Mã chỉ có một khu vực nhỏ ở giữa Ý Đại Lợi, nhưng về sau họ chinh phục phương nam (Phi Châu), phương đông (Hy Lạp, Tiểu Á, Sy-ri), và đất vinh hiển (Palestine).

8. Đặc điểm thứ hai (Đa-ni-ên 8:10, 25).

a. Nó xây dựng các cơ binh trên trời
b. Nó làm ảnh hưởng các cơ binh trên trời
c. Nó bảo vệ các cơ binh trên trời

Đế quốc La Mã không những “lớn lên rất mạnh” trên đất [chiều ngang], mà còn lớn lên về chiều cao, là lớn lên đến trời. Năm 5 70 S.C., cả triệu người Do Thái, cơ binh của Chúa bị tàn sát, một số bị bắt làm nô lệ. Nê-rô đã thiêu đốt nhiều Cơ Đốc nhân, vua Domitian đã đày sứ đồ Giăng ở đảo Bát-mô, nhiều tín đồ khác đã bị quăng cho thú ăn trong các hí trường La Mã.

9. Đặc điểm thứ ba (Đa-ni-ên 8:11).

a. Cái sừng nhỏ làm mình nên lớn cho đến tướng cơ binh
b. Nó cất của lễ hằng dâng khỏi Ngài, và nơi thánh của Ngài bị quăng xuống
c. Cả hai câu (a) và (b) đều đúng

Tướng của cơ binh là Đức Chúa Giê-su. Chính vua La Mã đã tìm cách giết Ngài khi mới giáng thế, thống đốc Phi-lát đã lên án Ngài, lính La Mã đã đóng đinh Ngài, ấn của La Mã đã đóng lên mộ Ngài. Năm 70 S.C., quân đội La Mã dưới quyền chỉ huy của tướng Titus đã thiêu đốt đền thánh Giê-ru-sa-lem, khiến việc dâng lễ hằng ngày bị hoàn toàn hủy bỏ.

THỜI KỲ LA MÃ GIÁO HOÀNG.

Cái sừng nhỏ trong Đa-ni-ên 8 chẳng những áp dụng về La Mã ngoại giáo mà thôi, nhưng cũng nói về La Mã Giáo hoàng, một tổ chức nhận quyền thế chính trị và tôn giáo từ La Mã.

10 Đặc điểm thứ nhất là gì? (Đa-ni-ên 8:11).

a. Nó dâng của lễ hằng dâng cho Ngài
b. Nó cất của lễ hằng dâng khỏi Ngài
c. Nó cất đền thánh cho Ngài

Trong thời Cựu Ước, của lễ dâng hằng ngày là việc làm nơi hành lang và nơi thánh, tiêu biểu cho sự hy sinh và cầu thay của Đấng Cứu Thế. Cái sừng nhỏ (quyền thế giáo hoàng) đã phá bỏ công việc hy sinh và cầu thay của Ngài bởi sự lập ra lễ Mi-sa. Sự hy sinh của Đức Chúa Giê-su một lần trên thập tự giá là đủ cho cả nhân loại (Hê-bơ-rơ 9:28), nhưng giáo hội La Mã làm lễ chuộc tội hằng ngày mỗi khi cử hành lễ Mi-sa.

11. Đặc điểm thứ hai là gì? (Đa-ni-ên 8:11).

a. Nơi thánh của Ngài bị quăng xuống
b. Thiên đàng của Ngài bị quăng xuống
c. Nơi thánh của Ngài được xây lại

Nơi thánh của Chúa trong thời Tân Ước là đền thánh trên trời. Thay vì dạy giáo dân hướng về đền thánh trên trời, nơi Cứu Chúa chúng ta đang thi hành việc phán xét và cầu thay, thì giáo hội La Mã lại dạy họ hướng về hệ thống linh mục ở dưới đất. Giáo hội hủy bỏ việc cầu thay và rửa sạch tội bởi huyết của Đấng Christ khi họ thiết lập phép giải tội và dạy giáo dân phải xưng tội cùng các linh mục để được tha tội.

12. Đặc điểm thứ ba là gì? (Đa-ni-ên 8:12).

a. Nó ép mọi người theo lẽ thật
b. Nó ném bỏ lẽ thật xuống đất
c. Nó dùng lẽ thật bắt bẻ mọi người

Vào thế kỷ thứ tư, để thu hút nhiều người ngoại, giáo hội đã tiếp nhận những giáo lý ngoại đạo. Những giáo lý này dạy về linh hồn bất tử, hỏa ngục, lò luyện tội, thờ lạy hình tượng, thờ bà Ma-ri, thờ các thánh đã chết, làm phép rửa tội cho trẻ em, thay đổi ngày thờ phượng, v. v. Giáo hội coi lời truyền khẩu trọng hơn Kinh Thánh. Các giáo hoàng ra lệnh cấm đọc Kinh Thánh và bắt bớ, thiêu đốt những người tin theo Kinh Thánh. Sự cầu thay của Đấng Christ ở trên trời bị bỏ và thay thế vào sự cầu thay của loài người. Sự thờ phượng thật bị bỏ và thay thế vào sự thờ phượng giả. Giáo hội đã biến lẽ thật của đền thánh trên trời thành việc làm nơi thế gian. Kết quả là người ta tìm sự cứu chuộc nơi giáo hội thay vì nơi Đấng Christ.

13. Đặc điểm thứ tư là gì? (Đa-ni-ên 8:23, 25).

a. Biết lẽ thật nhưng làm gian dối
b. Không biết lẽ thật nên làm gian dối
c. Không biết lẽ thật nhưng không làm gian dối

Giáo hội La Mã biết Kinh Thánh nhưng họ lần lần pha trộn lẽ thật của Kinh Thánh với những triết lý sai lầm của ngoại giáo. Quyền thế giáo hoàng phải tinh khôn và dùng quyền thuật mới có thể làm sự gian dối và thu hút được nhiều người tin theo những sự dạy dỗ trái với Kinh Thánh.

14. Đặc điểm thứ năm là gì? (Đa-ni-ên 8:24).

a. Làm mọi người nên thánh
b. Tàn phá và hủy diệt kẻ thù của dân thánh
c. Tàn phá và hủy diệt dân thánh

Lịch sử đã chứng minh giáo hội La Mã bắt bớ, tàn sát những người tin theo Kinh Thánh và không phục tùng quyền lực mình. Người Waldenses ở Pháp đã bị tận diệt, tòa án đạo ở Tây Ban Nha rất tàn ác, số người bị giết không biết bao nhiêu mà kể.

15. Đặc điểm thứ sáu là gì? (Đa-ni-ên 8:25).

a. Người nổi lên tôn thờ vua của các vua
b. Người nổi lên chống với vua của các vua
c. Người bắt chước theo vua của các vua

“Vua của các vua” là Đức Chúa Giê-su. Cái sừng nhỏ chống lại Đấng Cứu Thế, đoạt tước vị Ngài bằng cách tự xưng là thầy tế lễ thượng phẩm và những linh mục là các thầy tế lễ hằng ngày.

NƠI THÁNH SẼ ĐƯỢC THANH SẠCH

Nơi Chí Thánh trong đền thánh trên trời là trung tâm của công việc Đấng Christ đang làm cho nhân loại. Công việc này liên quan đến mỗi linh hồn sống trên đất, bày tỏ chương trình cứu chuộc, và kéo dài cho đến ngày cuối cùng, trước khi cửa ân điển đóng. Đây là một việc rất quan trọng, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể trả lời cho bất cứ ai hỏi về lý do của niềm hy vọng chúng ta.

16. Đa-ni-ên nghe đấng thánh hỏi gì về sự hiện thấy này? (Đani-ên 8:13).

a. Những sự này xảy ra cho đến chừng nào?
b. Khi nào nơi thánh được thanh sạch?
c. Khi nào sự hiện thấy này kết thúc?

Trong khi Đa-ni-ên được sự hiện thấy về các đế quốc Mê-đi Ba-tư, Hy Lạp, và những việc làm gớm ghiếc của cái sừng nhỏ, thì một đấng thánh đã hỏi là việc này sẽ xảy ra trong bao lâu.

17. Trong bao lâu thì nơi thánh sẽ được thanh sạch? (Đa-ni-ên 8:14).

2300 năm
2300 buổi chiều và buổi mai
Cả hai câu (a) và (b) đều đúng

Theo nghĩa đen thì 2300 ngày tính ra không quá bảy năm. Thời gian này không đủ dài cho những việc được diễn tả trong đoạn 8. Thời kỳ này bắt đầu từ các đế quốc Mê-đi Ba-tư, Hy Lạp, La Mã cho tới thời quyền thế giáo hoàng. Theo cách tính thời kỳ tiên tri, 2300 ngày là 2300 năm; một ngày tiêu biểu cho một năm (Ê-xê-chi-ên 4:6). Sự giải thích này làm sáng tỏ những sự việc xảy ra trong đoạn 8.

18. Đa-ni-ên được truyền làm gì về sự hiện thấy này? (Đa-ni-ên 8:26).

a. Hãy rao giảng về sự hiện thấy này
b. Hãy ghi lại về sự hiện thấy này
c. Hãy giữ kín về sự hiện thấy này

Tất cả mọi biểu tượng của sự hiện thấy được giải thích rõ trong phần sau của đoạn 8. Khi tới việc giải thích về 2300 ngày, Chúa truyền hãy giữ kín, vì nó quan hệ tới những biến cố sau này. Sự hiện thấy về hành động gớm ghiếc của cái sừng nhỏ khiến Đa-ni-ên mê mẩn và đau ốm trong mấy ngày (Đa-ni-ên 8:27). Chúng ta sẽ nghiên cứu đề tài quan trọng 2300 ngày trong bài học tới.

TÓM LƯỢC

1) Cái sừng nhỏ trong đoạn 8 tiêu biểu cho hai hệ thống: La Mã ngoại giáo và La Mã giáo hoàng, vì cả hai đều chống nghịch lại Đấng Christ, bắt bớ dân sự Chúa, và phạm đến đền thánh Ngài.

2) Nơi Chí Thánh trong đền thánh trên trời là trung tâm của công việc phán xét và cầu thay của Đấng Christ như Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta. Cái sừng nhỏ đã cất của lễ hằng dâng khỏi Ngài, quăng nơi thánh của Ngài xuống, và ném bỏ lẽ thật xuống đất. Tuy vậy, việc phán xét là một tin mừng cho dân sự Chúa, vì Ngài sẽ biện hộ và cầu thay cho những người chấp nhận Ngài, và đem phần thưởng cho họ khi Ngài tái lâm.

QUYẾT ĐỊNH

  • Tôi chấp nhận Đức Chúa Giê-su ngay bây giờ để được Ngài biện hộ và cầu thay cho tôi trong ngày phán xét trên trời.

Nghiên cứu sách Đa-ni-ên

Kiểm Tra 13

1) Con chiên đực tượng trưng cho hai nước nào?

________________________________________________

2) Con dê đực tiêu biểu cho nước nào?

________________________________________________

3) Sừng nhỏ trong đoạn 8 là hình bóng cho hai hệ thống nào?

________________________________________________

4) Xin kể ba việc phạm thượng của cái sừng nhỏ?

________________________________________________

________________________________________________

________________________________________________

5) Trong bao lâu thì nơi thánh sẽ được thanh sạch?

________________________________________________

Tải về bài học (pdf) theo liên kết sau đây:

Bai 13 – Noi Thanh Duoc Thanh Sach

Tải về file trắc nghiệm (pdf) theo liên kết sau đây:

Trac Nghiem 13 – Danien

Check Also

Cứu Cấp

Vào tháng Giêng năm 2010, Wesley Autrey đang chờ đợi chiếc xe điện ngầm ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *