Home / Dưỡng linh / Lời sống hằng ngày / Thay Đổi Luật Pháp Chúa (Bài 10 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

Thay Đổi Luật Pháp Chúa (Bài 10 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

Bài 10: Thay Đổi Luật Pháp Chúa

Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi, vì thế luật pháp Ngài cũng không bao giờ thay đổi. Ngài khải thị ý muốn và bày tỏ bản tính mình qua luật pháp Ngài. Tác giả Thi thiên viết, “Tôi đã biết từ lâu rằng Chúa lập các điều răn ấy đến đời đời” (Thi thiên 119:152). “Các giềng mối Ngài đều là chắc chắn, được lập vững bền đời đời vô cùng” (Thi thiên 111:7, 8). Chính Đức Chúa Giê- su đã phán, “Đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được” (Ma-thi-ơ 5:17,18).

Mặc dù Kinh Thánh nói nhiều lần về sự bất di bất dịch của luật pháp Đức Chúa Trời, Đa-ni-ên đoạn 7 đã dự ngôn cả ngàn năm trước là cái sừng nhỏ định ý thay đổi điều mà chính Chúa đã tuyên bố là không thể thay đổi được, đó là luật pháp thánh của Ngài. Trong bài học 9, chúng ta đã nhận diện cái sừng nhỏ là quyền thế giáo hoàng. Trong bài này, chúng ta sẽ học quyền thế này đã định ý thay đổi luật pháp Đức Chúa Trời bằng cách nào.

Ý ĐỊNH CỦA CÁI SỪNG NHỎ

1. Cái sừng nhỏ định ý làm gì? (Đa-ni-ên 7:25).

a. Làm bá chủ thế giới
b. Thay đổi luật pháp loài người
c. Thay đổi luật pháp Đức Chúa Trời

Thay đổi luật pháp Đức Chúa Trời? Đó là điều không thể xảy ra, nhưng thật đáng kinh ngạc, cái sừng nhỏ nghĩ rằng mình có quyền năng lớn đến nỗi có thể thay đổi luật pháp Chúa. Xin để ý là câu này không nói nó sẽ làm điều ấy, mà chỉ nói nó định ý làm thôi. Không những nó nghĩ đến việc thay đổi luật pháp, mà còn thay đổi cả thời kỳ nữa. Trong bài tới, chúng ta sẽ nghiên cứu về việc cái sừng nhỏ định ý thay đổi thời kỳ.

2. Có bao nhiêu điều răn trong luật pháp của Đức Chúa Trời? (Phục truyền Luật lệ Ký 4:13).

a. 3
b. 10
c. 12

3. Có gì đặc biệt về mười điều răn này? (Xuất Ê-díp-tô Ký 31:18).

a. Được Môi-se khắc trên đá
b. Được chính ngón tay của Đức Chúa Trời viết ra
c. Được nhiều tiên tri viết

Mười Điều răn là phần duy nhất trong Kinh Thánh được Đức Chúa Trời viết bằng chính ngón tay của Ngài trên hai bảng đá. Phần còn lại của Kinh Thánh được các tiên tri ghi chép khi Ngài khải thị cho họ. Mười Điều răn này rất quan trọng đến nỗi Chúa phải tự viết vì Ngài không muốn ai thay đổi hay thêm bớt gì cả. Việc này cho thấy bản tính trường cửu của Mười Điều răn. Như thế, chúng ta thấy sự kiêu căng tột độ của cái sừng nhỏ. Khi nó định ý thay đổi luật pháp Đức Chúa Trời, tức là nó đã tấn công chính Đức Chúa Trời.

MƯỜI ĐIỀU RĂN BỊ THAY ĐỔI

Khi sứ đồ Giăng được sự hiện thấy về thiên đàng thì người viết trong Khải huyền 11:19, “Đền thờ của Đức Chúa Trời bèn mở ra ở 3 trên trời, hòm giao ước bày ra trong đền thờ Ngài.” Bạn có biết trong hòm giao ước có gì chăng? Có Mười Điều răn. Đây là luật nguyên thủy được đặt trong hòm giao ước ở trên trời. Về sau chính ngón tay Đức Chúa Trời viết luật đó trên hai bảng đá và giao cho Môi-se trên núi Si-na-i. Hòm giao ước của đền thánh dưới đất cũng có hai bảng đá ghi luật pháp Đức Chúa Trời (Phục truyền Luật lệ Ký 10:4, 5). Vậy, nơi chí thánh của đền thánh trên trời bảo tồn luật pháp mà Đức Chúa Trời truyền ra giữa sấm sét trên núi Sina-i và chính ngón tay Ngài viết trên hai bảng đá. Mười Điều răn phản ảnh bản tính của Đức Chúa Trời; như vậy luật pháp của Đức Chúa Trời diễn tả chính Ngài. Định ý thay đổi luật pháp Đức Chúa Trời chính là định ý thay đổi Đức Chúa Trời.

“Mặc dù trong Kinh Thánh Công giáo có ghi chép Mười Điều răn, nhưng giáo dân được dạy dỗ từ sách giáo lý của hội chứ không từ Kinh Thánh. Trong sách giáo lý của hội Công giáo, luật pháp Đức Chúa Trời đã bị thay đổi bằng những luật lệ mới.” Trích từ Bible Readings For the Home, (Washington: Review & Herald Publishing Assoc. 1942), tr. 221.

4. Điều răn thứ nhất dạy gì? (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:3).

a. Chớ tham tiền
b. Chớ đứng trước mặt ta
c. Trước mặt ta, ngươi chớ thờ một thần nào khác

Điều răn này Đức Chúa Trời dạy một cách khẳng định là không được thờ một thần nào khác ngoài Chúa, nhưng cái sừng nhỏ hay quyền thế giáo hoàng đã đổi là, “Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.” Như vậy, theo ý họ, ngoài Đức Chúa Trời, họ có thể thờ các thần khác. Trong các nhà thờ Công giáo, chúng ta thấy họ có bàn thờ bà Ma-ri, coi bà như đồng công cứu chuộc với Đức Chúa Giê-su, bàn thờ các thánh đã chết, và tôn thờ giáo hoàng như Đức Chúa Trời trên đất. (Lucius Ferraris, “Papa II,” Prompta Bibliotheca, quyển VI, tr. 25-29).

5. Điều răn thứ hai dạy gì? (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4-6).

a. Chớ lấy danh Đức Giê-hô-va làm chơi
b. Chớ làm tượng chạm, chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó
c. Chớ trộm cướp

Vì hội Công giáo cho phép làm và thờ hình tượng nên điều răn thứ hai Chúa cấm làm và thờ lạy hình tượng đã bị loại bỏ khỏi 4 sách giáo lý Công giáo. Giáo hội nghị thứ hai tại Nicea, 787 S.C. đã qui định sự thờ hình tượng trong hội thánh. Giáo luật này được ghi chép trong Baronius, Ecclesiastical Annals, quyển 9, tr. 391-407. Trong sách The Seventh General Council, the Second of Nicea của J. Mendham, phần nhập đề, tr. iii-vi, viết rằng, “Sự thờ hình tượng . . . là một trong sự điều bại hoại của Cơ Đốc giáo, đã xâm nhập vào hội thánh từ từ, kín đáo, và dường như không ai để ý.”

6. Điều răn thứ ba dạy gì? (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:7).

a. Chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm chơi
b. Chớ nói chứng dối
c. Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh

Vì quyền thế giáo hoàng đã bỏ điều răn thứ hai, nên họ phải chuyển điều răn thứ ba lên thứ hai, và đọc là, “Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.”

7. Điều răn thứ tư dạy gì? (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8-10).

a. Hãy hiếu kính cha mẹ
b. Hãy giữ một ngày bất kỳ trong tuần đặng làm ngày thánh
c. Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh

Chữ ngày nghỉ theo tiếng Hê-bơ-rơ nghĩa là Sa-bát. Trong điều răn thứ tư, Đức Chúa Trời truyền dạy dân sự dành riêng ngày thứ Bảy để nghỉ ngơi và giữ làm ngày thánh.

8. Điều răn thứ tư nhắc nhở chúng ta điều gì? (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8).

a. Nhớ công ơn sanh thành, dưỡng dục của cha mẹ
b. Nhớ đến Đấng Tạo Hóa
c. Nhớ đến tình yêu thương của Chúa

Điều răn thứ tư nhắc chúng ta nhớ đến Đấng Tạo Hóa của mình và quyền phép sáng tạo của Ngài. Đức Chúa Trời nghỉ! Tại sao? Không phải Ngài mệt mỏi, vì Ê-sai 40:28 nói Ngài “chẳng mỏi chẳng mệt.” Đấng Tạo Hóa của vũ trụ muốn thỏa lòng ngắm nhìn công trình sáng tạo mình đã hoàn thành. Và hài lòng với thành quả của mình trong sáu ngày đầu tiên trên trái đất, Đức Chúa Trời đã làm một điều đặc biệt và ý nghĩa vô cùng. Ngài ban phước cho ngày thứ Bảy và đặt làm ngày thánh, biệt ngày ấy riêng ra làm thời gian thánh và đặc biệt, vì Ngài 5 muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến nguồn gốc, hay căn nguyên của mình! Nếu chúng ta biệt riêng ngày thứ Bảy để thờ phượng Đấng Tạo Hóa, chúng ta sẽ không bao giờ quên mình là ai, từ đâu đến, và sẽ đi về đâu. Chúng ta sẽ được nhiều ơn phước khi chúng ta giữ ngày thánh này với Đức Chúa Trời.

Nhưng cái sừng nhỏ hay quyền thế giáo hoàng đã thay đổi ngày thánh của Đức Giê-hô-va để người ta quên Đấng Tạo Hóa và thay thế vào đó ngày thứ Nhất trong tuần lễ, tức là Chủ nhật (Sunday). Thật đáng buồn thay! Họ đã chuyển điều răn này lên thành điều răn thứ ba.

Bốn điều răn trên đây nói về bổn phận của chúng ta đối với Đức Chúa Trời, và cái sừng nhỏ đã muốn thay đổi ba trong bốn điều răn này như đã trình bày ở trên.

9. Điều răn thứ năm dạy gì? (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:12).

a. Kính trọng người lớn tuổi
b. Hiếu kính cha mẹ
c. Ngươi chớ giết người

Khi dựng nên loài người, Đức Chúa Trời đã thiết lập lễ hôn nhân trước khi tội lỗi xâm nhập thế gian. Thật ra, Ngài đã ban cho nhân loại hai nguồn ơn phước lớn từ vườn Ê-đen phước hạnh, khi loài người còn vô tội, đó là lễ Sa-bát và lễ hôn nhân. Điều răn thứ tư và thứ năm được ban cho để bảo vệ những di sản thánh khiết của tổ ấm gia đình tại vườn Ê-đen. Nhưng quyền thế giáo hoàng đã coi trọng chủ nghĩa độc thân hơn là có gia đình, nên họ đã lập ra các tu viện và chức linh mục đòi hỏi phải sống độc thân.

10. Chúa dạy những tiêu chuẩn luân lý nào trong năm điều răn sau? (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:13-17).

a. Yêu người
b. Yêu Chúa
c. Yêu thiên nhiên

Điều ngạc nhiên và có vẻ khó tin là Đa-ni-ên 7 đã nói trước rằng cái sừng nhỏ định ý thay đổi Mười Điều răn này. Hiển nhiên đó phải là một sự thay đổi khéo léo, chậm chạp, vì nếu nó rõ ràng tấn công vào luật pháp Đức Chúa Trời và thay đổi luật pháp này thì sẽ gặp ngay sự chống đối của Cơ Đốc nhân. Vì đã bỏ điều răn thứ hai, nên chỉ còn chín điều răn nên quyền 6 thế giáo hoàng đã chia điều răn thứ mười ra làm hai như sau:

Thứ chín: chớ muốn vợ chồng người;

Thứ mười: chớ tham của người.

Những người không nghiên cứu Kinh Thánh kỹ lưỡng thì dễ bị lừa gạt bởi sự thay đổi khéo léo này.

LUẬT PHÁP VÀ ÂN ĐIỂN

Một trong những cách quỷ quyệt mà Sa-tan đã dùng để khiến người ta coi thường luật pháp Đức Chúa Trời là nói rằng, “vì chúng ta được cứu bởi ân điển, chúng ta không cần giữ luật pháp nữa.” Nhưng sự cứu chuộc bởi ân điển có cho phép phạm tội chăng? Kinh Thánh nói gì về việc này?

11. Tội lỗi là gì? (I Giăng 3:4).

a. Không biết Kinh Thánh
b. Trái luật pháp
c. Không biết luật pháp

12. Luật pháp nào chỉ cho biết tội lỗi? (Rô-ma 7:7).

a. Lương tâm
b. Luật pháp của loài người
c. Luật pháp của Đức Chúa Trời

Luật pháp của Đức Chúa Trời bày tỏ tội lỗi. Trong Rô-ma 7:7, sứ đồ Phao-lô cho thí dụ, “Nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, thì tôi đã không biết sự tham lam.” Ở đây, Phaolô đã nói đến điều răn thứ mười, cho ta thấy rằng ông đã trưng dẫn một trong Mười Điều răn. Điều này chứng tỏ luật pháp Mười Điều răn vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.

13. Trong Tân Ước, các sứ đồ gọi luật pháp Mười Điều răn là gì? (Rô-ma 7:12).

a. Ân điển
b. Lỗi thời
c. Thánh

14. Ân điển có cho phép ta tự do sống trong tội lỗi chăng? (Rô- ma 6:1, 2).

a. Có
b. Không

Một người được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời sẽ sống đời vâng phục. Ân điển không phải là lý do để vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời, nhưng thật ra là ngược lại. Một người được cứu bởi ân điển không muốn ở trong tội lỗi nữa, tức là không muốn tiếp tục vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời.

15. Mục đích của luật pháp Đức Chúa Trời là gì? (Rô-ma 3:20).

a. Vì Chúa muốn kiểm soát loài người
b. Vì luật pháp cho con người biết tội lỗi
c. Để loài người được cứu

Luật pháp chỉ cho chúng ta biết mình là tội nhân. Luật pháp không cứu chúng ta, nhưng nhờ luật pháp chúng ta biết mình có tội và đến cùng Đấng Cứu Thế để Ngài rửa sạch tội lỗi chúng ta . . . Đó là lý do sách Ga-la-ti 3:24 nói, “Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình.” Thi thiên 19:7 nói, “Luật pháp Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại.” Luật pháp là tấm gương chỉ cho thấy tội lỗi, rồi chúng ta phải đến với Đấng có quyền rửa sạch tội chúng ta bởi huyết báu của Ngài (Gia-cơ 1:23, 24).

16. Bằng cách duy nhất nào mà mọi người được tha tội? (I Giăng 1:7).

a. Ăn hiền ở lành (Biết phục thiện)
b. Giữ luật pháp của Đức Chúa Trời
c. Huyết của Đức Chúa Giê-su Christ

Duy chỉ nhờ Đấng Christ mà người ta được sạch tội. Kinh Thánh dạy rằng con người không được cứu bởi sự vâng giữ luật pháp, nhưng được cứu bởi huyết báu của Đấng Christ. Huyết của Ngài rửa sạch tội, rồi ban cho tội nhân quyền lực để vâng phục luật pháp Ngài.

17. Vậy người ta nhờ gì để được cứu? (Ê-phê-sô 2:8, 9).

a. Tích đức, làm việc thiện
b. Giữ luật pháp Đức Chúa trời
c. Ân điển bởi đức tin

SỰ CỨU RỖI TRONG CỰU ƯỚC

Tân Ước dạy rằng Chúa cứu dân sự bởi ân điển và Ngài muốn họ vâng phục vì họ yêu mến Ngài (Giăng 14:15). Nhiều người đã không nhận thức được rằng Cựu Ước cũng dạy một quan niệm như vậy. Trong cả Cựu Ước và Tân Ước, dân sự Đức Chúa Trời được cứu bởi ân điển, và vì Ngài đã cứu chuộc họ, nên họ sẽ vâng giữ luật pháp Ngài. Đức Chúa Trời cứu dân Ngài ra khỏi ách nô-lệ trước khi ban luật pháp Ngài cho họ (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:2).

18. Trong Cựu Ước người ta có kinh nghiệm tái sanh chăng? (Ê- xê-chi-ên 36:26, 27).

a. Phép Báp-tem
b. Chúa ban cho lòng mới
c. Nhận Đức Thánh Linh

Đây là kinh nghiệm tái sanh. Để vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời, dân sự phải nhận được lòng mới. Đức Thánh Linh sẽ ngự trong lòng mới này, và khiến họ vâng phục Cha ở trên trời. Đức Chúa Trời chỉ có một chương trình cứu rỗi mà thôi. Trong cả Cựu Ước và Tân Ước, Ngài luôn luôn cứu dân sự bằng ân điển, nhờ đức tin, chớ không bao giờ bằng việc làm hay do sự giữ luật pháp.

TÓM LƯỢC

1) Vì luật pháp phản ảnh bản tính Đức Chúa Trời nên không ai có thể thay đổi. Vì Ngài là thánh, công bình và tốt lành, nên luật pháp Ngài cũng là thánh, công bình và tốt lành. Chúng ta có thể tin Ngài vì Ngài không hề thay đổi. Cái sừng nhỏ định ý thay đổi luật pháp Ngài, nhưng đây là điều không thể làm được.

2) Đức Chúa Trời chỉ có một chương trình cứu rỗi cho thời Cựu Ước và Tân Ước. Đó là nhờ huyết báu của Đức Chúa Giê-su mà chúng ta được cứu chuộc, chứ không phải bởi việc làm hay bởi sự giữ luật pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

o Tôi quyết định làm theo lời Chúa dạy và vâng giữ luật pháp Ngài vì tôi yêu mến Ngài.

Nghiên cứu sách Đa-ni-ên

Kiểm Tra 10

1) Cái sừng nhỏ định ý làm gì?

________________________________________________

2) Có gì đặc biệt về luật pháp Mười Điều răn?

________________________________________________

3) Cái sừng nhỏ tiêu biểu cho quyền thế nào?

________________________________________________

4) Điều răn thứ tư dạy gì?

________________________________________________

5) Ngày thứ Bảy Sa-bát được thiết lập khi nào?

________________________________________________

6) Đức Chúa Trời làm ba điều gì đặc biệt cho ngày thứ Bảy?

________________________________________________

7) Chúng ta được cứu nhờ hai điều nào?

________________________________________________

Tải về bài học (pdf) theo liên kết sau đây:

Bai 10 – Thay Doi Luat Phap Chua 

Tải về file trắc nghiệm (pdf) theo liên kết sau đây:

Trac Nghiem 10 – Danien

Check Also

Cứu Cấp

Vào tháng Giêng năm 2010, Wesley Autrey đang chờ đợi chiếc xe điện ngầm ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *