Home / Dưỡng linh / Lời sống hằng ngày / Xung Đột Về Thờ Hình Tượng (Bài 4 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

Xung Đột Về Thờ Hình Tượng (Bài 4 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

BÀI 4. XUNG ĐỘT VỀ THỜ HÌNH TƯỢNG

Trong hai đoạn đầu của sách Đa-ni-ên, chúng ta đã thấy vấn đề thiện ác đấu tranh được trình bày rõ ràng. Đoạn 1 nói về sự vâng lời Đức Chúa Trời hay vâng lời loài người. Đoạn 2 nói về lịch sử của các nước, và Đấng Christ sẽ lập nước Ngài trên đất. Điềm chiêm bao trong đoạn 2 khiến Nê- bu-cát-nết-sa vô cùng cảm động. Mặc dù kính sợ Chúa một thời gian, nhưng vua vẫn tự tôn và có nhiều tham vọng. Sự thịnh vượng khiến Nê-bu-cát-nết-sa trở nên kiêu hãnh. Vua không còn tôn vinh Đức Chúa Trời nữa nhưng ông trở lại thờ lạy hình tượng.

Biến cố trong đoạn 3 xảy ra vài năm sau biến cố trong đoạn 2. Đoạn này cho thấy vua không còn theo Chúa nữa. Nê-bu-cát-nết-sa, cũng giống như phần đông chúng ta, trở lại con đường cũ của mình. Đoạn này cũng giới thiệu một vấn đề chính yếu khác của sách Đa-ni-ên là sự xung đột trong việc thờ phượng. Ở đây chúng ta thấy có sự cưỡng bách thờ hình tượng. Ba người trai trẻ Hê- bơ-rơ đứng vững trong đức tin khi cả thế giới sấp mình thờ pho tượng bằng vàng. Những câu chuyện trong sách Đa-ni-ên giúp chúng ta hình dung được sự thử thách mà dân 2 sự Đức Chúa Trời phải trải qua trong thời kỳ cuối cùng. Họ cũng sẽ bị bắt buộc thờ hình tượng, nhưng họ sẽ từ chối.

PHO TƯỢNG ĐƯỢC DỰNG LÊN

1. Đức Chúa Trời khuyên chúng ta thế nào khi gặp sự khó khăn? (Ê-sai 43:1, 2).

a. Đừng sợ
b. Chạy trốn
c. Không nản chí

Qua tiên tri Ê-sai, Chúa đã phán cùng dân sự Ngài, “Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi, Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi; ngươi thuộc về Ta. Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước qua qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi. Vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, Cứu Chúa ngươi” (Ê-sai 43:1, 2).

2. Hãy miêu tả pho tượng mà Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng lên. (Đa-ni-ên 3:1).

a. Pho tượng bằng bạc, cao 60 cu-đê, ngang 6 cu-đê
b. Pho tượng bằng vàng, cao 70 cu-đê, ngang 6 cu-đê
c. Pho tượng bằng vàng, cao 60 cu-đê, ngang 6 cu-đê

Chúng ta chắc còn nhớ pho tượng trong đoạn 2 được làm bằng nhiều thứ kim loại và tiêu biểu nhiều đế quốc nối tiếp nhau. Để thách thức Đức Chúa Trời, Nê-bu-cát-nết-sa đã làm một pho tượng toàn bằng vàng để tiêu biểu cho nước của vua sẽ tồn tại mãi mãi. Một cu-đê đo khoảng 18 inches (1 inch = 2.54 cm), như vậy pho tượng cao khoảng 90 feet (27 m) và bề ngang là 9 feet (2.7 m).

3. Vua truyền những ai đến dự lễ khánh thành pho tượng? (Đa-ni-ên 3:2).

a. Các quan trấn thủ
b. Hoàng tộc
c. Hầu hết các quan, tướng

Vua Nê-bu-cát-nết-sa truyền “Các quan trấn thủ, lãnh binh, các công tước, các quan đề hình, thủ kho, các nghị viên, quản đốc, và các quan làm đầu các tỉnh, để dự lễ khánh thành” (Đa-ni-ên 3:2). Trước đó ít lâu, đã có một cuộc nổi loạn trong xứ Ba-by-lôn, và vua nghi ngờ lòng trung thành của dân chúng. Buổi lễ khánh thành pho tượng sẽ là một dịp để mọi người trong vương quốc tuyên hứa trung thành với chính quyền. Ai không sấp mình xuống thờ lạy pho tượng sẽ bị lên án là phản quốc.

4. Tất cả mọi người phải làm gì khi tiếng nhạc trổi lên? (Đa-niên 3:3-5).

a. Nhảy múa
b. Thờ lạy tượng vàng
c. Thờ lạy vua

5. Ai không thờ lạy pho tượng sẽ chịu hình phạt nào? (Đa-ni-ên 3:6).

a. Phạt tiền
b. Giam vào ngục
c. Quăng vào lò lửa hực

Mọi người bị bắt buộc phải thờ lạy pho tượng.Người Ba-bylôn thường hành hình tội nhân trong lửa hực (Giê-rê-mi 29:22). Người ta thường dùng lò lửa để nấu các loài kim khí hay để nung gạch. Các lò ấy ở trên đầu thì hở ra, và ở dưới có một cửa sổ để nhìn vào bên trong lò. Lò lửa xây gần pho tượng đây dùng để đốt trong những ngày lễ.

TỪ CHỐI THỜ LẠY PHO TƯỢNG

Mục đích chính trong cuộc thử thách này là sự thờ phượng. Sự thờ phượng thật và giả xung đột nhau. Tại đồng bằng Đu-ra, sự trung tín với vua nghịch lại sự trung tín với Đức Chúa Trời, và sự vâng lời vua trái với sự vâng lời Đức Chúa Trời. Đặc tính của những tôn giáo giả là dùng bạo lực để bắt người ta làm theo ý mình. Sa-tan đã gieo ra những sự cố chấp và bắt bớ tôn giáo. Còn Đức Chúa Trời tôn trọng quyền tự do lựa chọn. Ngài chỉ dùng tình thương và lời khuyên để hướng dẫn người ta đến sự vâng lời và sự thờ phượng.

6. Ba người Giu-đa bị tố cáo về tội gì? (Đa-ni-ên 3:12).

a. Không thờ lạy tượng vàng
b. Thờ lạy Đức Chúa Trời
c. Thờ lạy tà thần

Sự dựng pho tượng này là một âm mưu của người Canh-đê vì lòng ganh tị với những người Hê-bơ-rơ và sự thờ phượng của họ. Mưu của chúng là giết chết đức tin thật. Chúng là đồ dùng của Sa-tan vì hắn dùng các nước ngoại giáo để hủy diệt dân sự Đức Chúa Trời và lập nước mình trên đất. Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô đã nổi bật khi họ đứng giữa đám đông đang sấp mình xuống lúc tiếng nhạc trổi lên.

7. Điều răn nào cấm thờ hình tượng? (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4- 6).

a. Điều răn thứ hai
b. Điều răn thứ ba
c. Điều răn thứ tư

Chúa dạy “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, . . . Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó, và cũng hầu việc chúng nó” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4-6). Đối với ba người Hê-bơ-rơ, sấp mình xuống và thờ lạy pho tượng là bất tuân điều răn của Đức Chúa Trời. Xin nhớ rằng vấn đề thờ phượng và vâng giữ điều răn của Chúa đều được bày tỏ trong câu chuyện này. Ở đây, ba người trai trẻ đứng vững trong đức tin khi cả thế giới thờ lạy hình tượng. Dân chúng sẽ bị bắt buộc thờ phượng trái với điều răn của Đức Chúa Trời, nhưng dân sự trung tín của Chúa luôn luôn vâng giữ lời Ngài.

8. Vua đã đe dọa ba người Hê-bơ-rơ thế nào? (Đa-ni-ên 3:15).

a. Tru di tam tộc
b. Treo cổ
c. Quăng vào giữa lò lửa hực

Ba người được một cơ hội thứ hai. Vua có thể ra lệnh quăng họ vào lò lửa ngay lần đầu khi họ từ chối thờ lạy pho tượng.

9. Ba người Hê-bơ-rơ có cần thời gian để suy nghĩ lại không? (Đa-ni-ên 3:16).

a. Có
b. Không

Họ trả lời, “Hỡi Nê-bu-cát-nết-sa, về sự này, không cần chi chúng tôi tâu lại cho vua” (Đa-ni-ên 3:16). Ba người đã biểu lộ cách giản dị là họ không cần thời gian để suy nghĩ lại. Trước khi đến đồng bằng Đu-ra, họ đã quyết định không nhượng bộ, 5 bất kể bị đe dọa thế nào. Không điều gì có thể bắt họ phải thờ hình tượng. Sự vâng lời Đức Chúa Trời quan trọng hơn là trung thành với vua.

10. Những người Hê-bơ-rơ đã đáp lại thế nào khi vua cho họ cơ hội thứ hai? (Đa-ni-ên 3:17, 18).

a. Cương quyết không thờ lạy pho tượng vàng
b. Đồng ý thờ phượng pho tượng vàng
c. Họ xin vua cho họ thêm thời gian

Lời đáp của họ, “Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu việc, có thể cứu chúng tôi thoát khỏi lò lửa hực, và chắc cứu chúng tôi khỏi tay vua. Dầu chẳng vậy, hỡi vua, xin biết rằng chúng tôi không hầu việc các thần của vua, và không thờ phượng pho tượng vàng mà vua đã dựng” (Đa-ni-ên 3:17, 18).

Thật là một sự làm chứng phi thường về đức tin! Đây là câu then chốt của cả đoạn Kinh Thánh. Ba người Hê-bơ-rơ là đại diện cho dân sự trung tín của Đức Chúa Trời. Họ phản đối vua cách trực tiếp với một đức tin đơn sơ nhưng cương quyết. Câu trả lời của họ bày tỏ rằng lương tâm có những luật bất di bất dịch. Họ để mọi sự phục tùng theo lương tâm, cả đến hạnh phúc và sự sống. Họ có đức tin thật nơi quyền phép và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Họ nói, “Đức Chúa Trời có thể giải cứu chúng tôi nếu Ngài muốn.” Họ không biết ý định của Chúa đối với họ, nhưng họ biết bổn phận mình. Nếu Ngài giải cứu họ thì thật là tốt đẹp, nhưng dù Ngài không giải cứu, họ vẫn phụng sự Ngài. Lòng trung tín của họ đối với Chúa không tùy thuộc vào sự được giải cứu. Sự vâng lời của họ không phải là sự vâng lời ích kỷ, nhưng là sự vâng lời bắt nguồn từ một nguyên tắc. Cũng vậy, trong ngày cuối cùng, dầu Chúa có giải cứu dân Ngài khỏi sự bắt bớ và sự chết hay không, cũng chẳng phải là yếu tố quan trọng đối với họ. Chỉ có một điều duy nhất đáng quan tâm là họ yêu mến Chúa và vâng lời Ngài.

LÒ LỬA HỰC

11. Vua phản ứng thế nào về câu trả lời của ba người Hê-bơ-rơ? (Đa-ni-ên 3:19).

a. Vua hài lòng vì sự trung tín của họ với Đức Chúa Trời
b. Vua giận dữ và truyền nhốt họ vào ngục
c. Vua giận dữ và truyền đốt lò lửa nóng gấp 7 lần

12. Vua truyền lịnh nào để hình phạt ba người Hê-bơ-rơ? (Đani-ên 3:20).

a. Họ bị trói và quăng vào hang sư tử
b. Họ bị trói và quăng vào giữa lò lửa hực
c. Họ bị bỏ đói và bị phạt 100 roi

Theo Rô-ma 13:1, Cơ Đốc nhân có trách nhiệm vâng lời các bậc cầm quyền; chúng ta phải vâng theo luật nước. Nhưng không có một quyền lực nào trên thế gian có quyền can thiệp vào lương tâm giữa con người với Đức Chúa Trời. Những mạng lịnh của Chúa cao hơn luật quốc gia. Nếu nước nào ra luật bắt dân chúng phạm luật Đức Chúa Trời, thì dân sự Chúa luôn luôn phải phục tùng luật pháp Ngài.

13. Việc gì đã xảy ra cho những người quăng Sa-đơ-rắc, Mê- sác, và A-bết-Nê-gô vào lò lửa hực? (Đa-ni-ên 3:22).

a. Họ nhìn thấy Đức Chúa Trời bước đi giữa lửa
b. Họ bị mù mắt
c. Họ bị ngọn lửa đốt cháy chết

14. Khi Nê-bu-cát-nết-sa nhìn vào lò lửa, vua thấy gì? (Đa-ni-ên 3:25)

a. Đa-ni-ên và các bạn đang kêu khóc
b. Ba người bị lửa thiêu đốt
c. Bốn người không bị trói, bước đi giữa lửa

Đức Chúa Trời đã không quên con cái Ngài. Khi những người trung tín của Ngài bị quăng vào lò lửa, Đấng Cứu Thế đã đến và cùng bước đi với họ ở giữa lò lửa. Trước mặt Chúa của sức nóng và lạnh, ngọn lửa mất năng lực thiêu đốt. Khi những người Hê-bơ-rơ bị quăng vào lò, vật duy nhất bị hủy hoại là những sợi dây trói buộc họ. Ngọn lửa không làm hại họ mà cởi trói cho họ.

15. Người thứ tư đi giữa lửa cùng ba người Hê-bơ-rơ là ai? (Đani-ên 3:25).

a. Con trai của Đức Chúa Trời
b. Lu-xi-phe
c. Đa-ni-ên

Quả là một sự thật đẹp đẽ biết bao! Đức Chúa Trời đã không cứu ba người trai trẻ khỏi lò lửa, nhưng Ngài đã cùng đi trong lửa với họ. Chúng ta có thể trải qua những thử thách trong đời sống, có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng Kinh Thánh nói chắc rằng Con Đức Chúa Trời sẽ đi qua lửa với chúng ta. Trong những ngày sau rốt, dân sự Chúa sẽ bị thử thách, nhưng họ sẽ được sự bảo đảm chắc chắn như ba người Hê-bơ- rơ, và họ biết rằng Con Đức Chúa Trời sẽ bước đi trong lửa với họ.

16. Vua đã nói gì với Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô khi thấy họ không bị lửa thiêu đốt? (Đa-ni-ên 3:26).

a. Họ là con của Đức Chúa Trời
b. Họ là tôi tớ của Đức Chúa Trời
c. Họ là thần của các thần

Kinh nghiệm này đã cho Nê-bu-cát-nết-sa thấy một quyền phép phi thường của Đức Chúa Trời. Chúa đã kiên nhẫn làm việc để đem vua về với Ngài. Ngài cũng làm việc như vậy để cảm hóa lòng mỗi người chúng ta.

17. Đức Chúa Trời cứu ba người trung tín với Ngài thế nào ? (Đa-ni-ên 3:27).

a. Chúa cứu họ ra khỏi lửa
b. Chúa dập tắt ngọn lửa
c. Chúa không để lửa làm hại đến họ

Ngài đã cứu họ một cách diệu kỳ. “Chẳng có một sợi tóc nào trên đầu họ bị sém; áo xống họ chẳng bị si sứt chút nào; và mùi lửa cũng chẳng qua trên họ” (Đa-ni-ên 3:27).

18. Sau khi chứng kiến quyền năng của Chúa, Nê-bu-cát-nết-sa đã ra chiếu chỉ gì? (Đa-ni-ên 3:29).

a. Người nào nói xấu đến Chúa sẽ bị chém đầu
b. Người nào nói xấu đến Chúa sẽ bị quăng vào lò lửa hực
c. Người nào nói xấu đến Chúa sẽ bị phân thây

Chiếu chỉ của vua như sau, “Bất kỳ dân nào, nước nào, thứ tiếng nào, hễ có người nói xấu đến Đức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô, thì sẽ bị phân thây, nhà nó sẽ phải thành ra đống phân, vì không có thần nào khác có thể giải cứu được thể này” (Đa-ni-ên 3:29).

Đức Chúa Trời hẳn phải mỉm cười khi vua ra chiếu chỉ này. Chắc chắn Ngài vui mừng vì Nê-bu-cát-nết-sa đã cảm nhận thật mạnh mẽ về Ngài, nhưng còn nhiều điều vua cần học hỏi. Chúa không chấp nhận sự thờ phượng cưỡng bách. Dù chính quyền có ra chỉ thị bắt mọi người phải thờ phượng Chúa, Ngài chỉ chấp nhận sự thờ phượng phát xuất từ lòng yêu thương mà thôi. Đức Chúa Trời không muốn dân chúng thờ phượng Ngài vì vâng lịnh chính quyền, nhưng Ngài muốn họ thờ phượng vì lòng yêu mến Ngài.

TÓM LƯỢC

Những bài học trong Đa-ni-ên đoạn 3:

1) Đức Chúa Trời là Đấng giải cứu dân sự Ngài trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.

2) Sự hiệp một tôn giáo và chính trị dẫn đến sự đàn áp tôn giáo.

3) Thà vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời loài người.

4) Chính phủ chỉ có quyền thuộc thể, nhưng không có quyền trên lương tâm con người, tức là không có quyền bắt buộc về tôn giáo. Chính phủ nào chiếm quyền điều khiển lương tâm tức là chinh chiến với Đức Chúa Trời. Chỉ Đức Chúa Trời mới có quyền trên lương tâm con người. Lương tâm chiếm một địa vị cao nhất trong đời sống người tín đồ, cao hơn cả sự sống. Mỗi người phải gánh hậu quả đời đời về sự lựa chọn của mình.

QUYẾT ĐỊNH

 Tôi sẵn lòng coi việc phụng sự Đức Chúa Trời là ưu tiên thứ nhất của đời tôi.

Nghiên cứu sách Đa-ni-ên
Kiểm Tra 4

1) Nê-bu-cát-nết-sa dựng pho tượng toàn bằng gì?
________________________________________________

2) Mọi người phải làm gì khi nghe tiếng nhạc trổi lên?
________________________________________________

3) Ai không thờ lạy pho tượng vàng sẽ chịu hình phạt nào?
________________________________________________

4) Ba người nào bị quăng vào giữa lò lửa hực?
________________________________________________

5) Điều răn nào cấm thờ hình tượng?
________________________________________________

6) Bài học chính trong Đa-ni-ên đoạn 3 là gì?
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________

Tải về bài học (pdf) theo liên kết sau đây:

Bai 04 – Xung Dot Ve Tho Hinh Tuong

Tải về file trắc nghiệm (pdf) theo liên kết sau đây:

Trac Nghiem 04 – Danien

Check Also

Cứu Cấp

Vào tháng Giêng năm 2010, Wesley Autrey đang chờ đợi chiếc xe điện ngầm ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *