Home / Dưỡng linh / Lời sống hằng ngày / Dấu Muôn Đời (Chương 11 – Thế Giới Đi Về Đâu?)

Dấu Muôn Đời (Chương 11 – Thế Giới Đi Về Đâu?)

Chương 11: Dấu Muôn Đời

Khoảng đầu năm 1991, vệ tinh Cosmic Background Explorer (COBE_Khám Phá Nguồn Gốc Vũ Trụ) bắt đầu truyền những tin tức về trái đất đã làm các khoa học gia xôn xao. Những tin tức truyền về cho thấy quả thật vũ trụ có một khởi điểm. Điều này rất quan trọng, vì nhiều người hình dung vũ trụ không liên quan gì tới Đức Chúa Trời. Họ không tin rằng có một Đấng Tạo Hóa đã dựng nên vũ trụ này. Vì khi bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi bức tranh của vũ trụ, người ta chỉ cần tuyên bố cách đơn giản rằng vũ trụ đã có từ lâu rồi, từ vô tận. Và vô tận là khởi đầu của họ.

Câu hỏi căn bản về nguồn gốc của vũ trụ chỉ đưa tới hai sự lựa chọn: chúng ta khởi đầu bằng Đức Chúa Trời, hoặc chúng ta khởi đầu bằng sự vật. Một trong hai điều này phải hiện hữu từ đời đời. Chương trình COBE cho thấy rằng vũ trụ không hiện hữu từ đời đời, và vũ trụ phải có một khởi điểm, như vậy chúng ta chỉ còn một sự lựa chọn. Đó là lý do đã làm mọi người xôn xao. Như một nhà thiên văn học tại Berkeley đã giải thích, “Những gì chúng tôi tìm được là bằng chứng vũ trụ có ngày khai sinh. . . giống như chúng tôi nhìn thẳng vào Đức Chúa Trời.” Những sự kiện khoa học này cho ta thấy Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa.

Khải huyền, cuốn sách cuối cùng của Kinh Thánh, miêu tả Đức Chúa Trời đóng vai trò chính là Đấng Tạo Hóa của vũ trụ. Trong một sự hiện thấy, sứ đồ Giăng chứng kiến cảnh oai nghiêm của ngôi Đức Chúa Trời trên thiên đàng. Những gì người thấy thật quá rực rỡ, hầu như không thể diễn tả được. Thí dụ như Khải huyền 4:8 nói về bốn con sinh vật nói luôn không dứt, “Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Chúa, là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng, trước đã có, nay hiện có, sau còn đến!” Đó là một cảnh thờ phượng tưng bừng. Rồi cảnh hai mươi bốn trưởng lão sấp mình xuống trước mặt Đấng ngự trên ngôi mà tung hô rằng, “Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên” (Khải huyền 4:11).

Đức Chúa Trời quả thật vĩ đại và vinh hiển, vì Ngài là Đấng Tạo Hóa. Căn bản của mọi sự thờ phượng rất đơn giản: Chúng ta không tiến hóa, nhưng được Đức Chúa Trời dựng nên! Ngài chiếu sáng ngời trong sách Khải huyền như là Đấng Tạo Hóa của vũ trụ. Trong Khải huyền 10:6 nói về “Đấng hằng sống đời đời, là Đấng đã dựng nên trời cùng muôn vật trên trời, dựng nên đất cùng muôn vật dưới đất, dựng nên biển cùng muôn vật trong biển.” Trong Khải huyền 14:7 giục chúng ta, “Hãy kính sợ Đức Chúa Trời, và tôn vinh Ngài, vì giờ phán xét của Ngài đã đến; hãy thờ phượng Đấng dựng nên trời, đất, biển và các suối nước.”

Sách Khải huyền không tả Đức Chúa Trời như một bóng mờ ảo hay trừu tượng. Ngài là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, là Cha của cả nhân loại. Vì vậy, chúng ta không chỉ là xương và thịt mà thôi, chúng ta không phải là sản phẩm của một sự ngẫu nhiên, mà chúng ta là loài thọ tạo của Ngài. Nhưng ngày nay, nhiều người đã quên mất điều đó. Họ đã cắt đứt mối liên hệ với Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, và làm cho Ngài trở nên nhỏ bé, không có uy quyền gì. Họ nghĩ Ngài không còn đáng cho họ tôn vinh và thờ phượng. Khi thuyết Darwin được giới thiệu, bỗng nhiên người ta thấy Đức Chúa Trời không còn cần thiết nữa.

Nhưng Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta thờ phượng Ngài là Đấng Tạo Hóa (Khải huyền 14:7). Chúng ta làm điều đó thế nào? Làm sao chúng ta thờ phượng Đấng đã dựng nên trời và đất? Ngài có để lại một biểu hiệu vĩnh cửu nào về quyền phép sáng tạo của Ngài, hay một dấu của sự thờ phượng thật trong thời đại của thuyết tiến hóa này chăng?

Chúng ta hãy trở về với nguồn gốc để hiểu được định mệnh của mình. Chúng ta hãy trở lại cuốn sách nói về sự khởi đầu, sách Sáng thế Ký, để có thể hiểu được cuốn sách nói về sự cuối cùng, sách Khải huyền. Đức Chúa Trời dựng nên thế gian trong sáu ngày. Sau khi Ngài dựng nên A-đam và Ê-va trong ngày thứ sáu, Sáng thế Ký 2:1 nói, “Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi.” Không cần hằng triệu hay hằng tỉ năm, nhưng chỉ trong sáu ngày Đức Chúa Trời đã làm xong mọi sự. “Vì Ngài phán, thì việc liền có; Ngài biểu, thì vật bèn đứng vững bền” (Thi thiên 33:9).

Nhưng chuyện tích sáng tạo của sách Sáng thế Ký không ngưng tại đây. Sáng thế Ký 2:2 tiếp, “Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm.” Đức Chúa Trời nghỉ! Tại sao? Không phải Ngài mệt mỏi, vì Ê-sai 40:28 nói Ngài “chẳng mỏi chẳng mệt.” Đấng Tạo Hóa của vũ trụ muốn thỏa lòng ngắm nhìn công trình sáng tạo mình đã hoàn thành. Và hài lòng với thành quả của mình trong sáu ngày đầu tiên trên Trái Đất, Đức Chúa Trời đã làm một điều đặc biệt và ý nghĩa vô cùng. Sáng thế Ký 2:3 tiếp, “Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.”

Đức Chúa Trời đặt ngày thứ Bảy là ngày thánh, biệt ngày ấy riêng ra làm thời gian thánh và đặc biệt, vì Ngài muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến nguồn gốc của mình—căn nguyên của chúng ta! Hễ chúng ta biệt riêng ngày thứ Bảy để thờ phượng Đấng Tạo Hóa, thì chúng ta sẽ không bao giờ quên mình là ai, từ đâu đến, và sẽ đi về đâu. Đức Chúa Trời biết điều này cần thiết cho nhân loại, ngay cả trong vườn Ê-đen, là biệt riêng ngày thứ Bảy để nghỉ ngơi và thờ phượng. Cứ mỗi cuối tuần, A-đam và Ê-va kỷ niệm ngày sinh nhật của địa cầu với Đấng Tạo Hóa mình.

Trong Mười Điều răn, Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8-11, Điều răn thứ Tư nhắc lại chân lý của Ngày Sa-bát (Ngày Yên Nghỉ) mà Đức Chúa Trời đã thiết lập trong vườn Ê-đen. “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi. . . chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.”

Nếu loài người luôn luôn nhớ sự kỷ niệm của công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời, thì những nan đề lớn lao ngày nay như—đời sống vô ý nghĩa, không biết mình là ai, thiếu lòng tự tín—sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Sẽ chẳng có những người tin vào thuyết tiến hóa, vô thần, hay đa nghi! Ngày Sa-bát không được thiết lập chỉ dành riêng cho người Do Thái. Ngài không giới hạn ơn phước của ngày Sa-bát cho một dân tộc nào cả. Ngài ban Ngày Sa-bát cho A-đam và Ê-va, cả 2000 năm trước khi có người Do Thái. Không nơi nào trong Kinh Thánh gọi ngày Sa-bát là “Ngày Sa-bát của người Do Thái.” Trong Mác 2:27, Đức Chúa Giê-su nói rõ ràng, “Vì loài người mà lập ngày Sa-bát,” nghĩa là ngày Sa-bát được thiết lập cho toàn thể nhân loại.

Không chỉ là một kỷ niệm của công trình sáng tạo, ngày Sa-bát còn là một sự nhắc nhở hằng tuần về mối tương giao giữa ta và Đức Chúa Trời, một sự xưng nhận Ngài là Đấng Tạo Hóa của chúng ta. “Hãy biệt những ngày sa-bát ta ra thánh, nó sẽ làm dấu giữa ta và các ngươi, hầu cho các ngươi biết rằng Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi” (Ê-xê-chi-ên 20:20). Và quyền lực sáng tạo của Đức Chúa Trời đã đặt ngày Sa-bát là thánh, thì Ngài cũng dùng quyền lực đó để làm nên thánh những con người tội lỗi, vì thế Ngài vừa là Đấng Tạo Hóa vừa là Cứu Chúa chúng ta. “Ta cũng cho chúng nó những ngày Sa-bát ta làm một dấu giữa ta và chúng nó, đặng chúng nó biết rằng ta là Đức Giê-hô-va biệt chúng nó ra thánh” (Ê-xê-chi-ên 20:12).

Nhưng ngày nào là ngày Sa-bát? Làm sao chúng ta biết ngày nào là ngày thứ Bảy? Trong Lu-ca 23:54-24:1 nhắc tới ba ngày liên tiếp: (1) Ngày Sắm sửa, hay ngày thứ Sáu Chúa Chết; (2) ngày thứ nhất trong tuần lễ tức là ngày Chủ Nhật Phục sinh; và (3) ngày ở giữa hai ngày ấy là ngày thứ Bảy, mà Kinh Thánh gọi là ngày Sa-bát. Như vậy, rõ ràng ngày Sa-bát là ngày thứ Bảy trong thời Đức Chúa Giê-su.

Đức Chúa Giê-su trung tín giữ ngày Sa-bát “theo thói quen” của Ngài (Lu-ca 4:16). Và Ngài biết các Cơ Đốc nhân vẫn giữ ngày Sa-bát bốn mươi năm sau ngày Chúa chết, khi thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá. Trong Ma-thi-ơ 24:20, Đức Chúa Giê-su phán, “Hãy cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sa-bát.” Các môn đồ Ngài giữ ngày Sa-bát sau khi Chúa sống lại. Sách Công vụ các Sứ đồ ghi lại tám mươi bốn buổi nhóm họp trong ngày Sa-bát do Phao-lô hướng dẫn. Thí dụ, Công vụ Các Sứ Đồ 13:42, 44 nói, chẳng những người Giu-đa, mà cả người ngoại đều thờ phượng với Phao-lô trong ngày Sa-bát của Đức Chúa Trời. Ê-sai 66:22, 23 nói, những người được cứu sẽ giữ ngày Sa-bát trong cõi đời đời. Khải huyền 14:12 miêu tả những người sửa soạn để gặp Chúa khi Ngài tái lâm, “Chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ lòng tin Đức Chúa Giê-su.” Trong Giăng 14:15, Đức Chúa Giê-su phán, “Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta.” Một trong các điều răn dạy chúng ta “Hãy nhớ” ngày Sa-bát làm dấu đời đời giữa Đức Chúa Trời và loài người. Chúng ta có một cuộc hẹn hò với Đức Chúa Trời mỗi tuần. Phần thưởng của sự giữ ngày Sa-bát là chúng ta được bổ dưỡng phần thể xác, nghỉ ngơi phần trí tuệ, và đổi mới phần tâm linh. Đó là một món quà quí giá vô cùng.

TRẮC NGHIỆM – 11

1. Kinh Thánh cho biết hai điểm chính để nhận diện dân thánh của Chúa trong ngày sau rốt, đó là những người giữ “_________ ________ của Đức Chúa Trời và giữ __________ ________ Đức Chúa Giê-su.”
(Hãy xem Khải huyền 14:12.)

2. Kinh Thánh dạy rằng ngày Sa-bát thánh của Đức Chúa Trời là một dấu giữa Ngài và dân sự Ngài, trước hết để “chúng nó biết rằng ta là Đức Giê-hô-va biệt chúng nó ______ ___________ ,” và thứ hai, “hầu cho các ngươi biết rằng ta là Giê-hô-va _______ ________ _________ các ngươi.”
(Hãy xem Ê-xê-chi-ên 20:12, 20.)

3. Khi Đức Chúa Trời thiết lập ngày Sa-bát đầu tiên cho loài người cuối tuần lễ tạo thế, thì Ngài làm ba điều sau đây: (1) Ngài _______ , (2) Ngài ________ _________ cho ngày thứ Bảy, (3) Ngài đặt là _________ _________.
(Hãy xem Sáng thế Ký 2:2-3.)

4. Làm sao chúng ta biết rằng Đức Chúa Giê-su, Con Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hóa, và Ngài đã thiết lập ngày Sa-bát? _____________________________________
___________________________________________
(Hãy xem Giăng 1:1-3, 10, 14; Cô-lô-se 1:16; Hê-bơ-rơ 1:1-10; Mác 2:27.)

5. o Đúng o Sai
Chúng ta có thể biết chắc ngày nào là ngày thứ Bảy, vì Kinh Thánh đã nói rất rõ ràng Ngày Sa-Bát của Chúa là ngày ở giữa ngày thứ Sáu và ngày thứ Nhất.
(Hãy xem Lu-ca 23:46-24:1; Mác 15:37-16:2.)

6. Trong Bài Giảng Trên Núi, Đức Chúa Giê-su nói rằng chúng ta không nên ____________ rằng Ngài đến để ________ Luật Pháp, và rằng một __________ hay một __________ của Luật Pháp cũng không qua đi, cho đến khi _________ _________ được trọn.
(Hãy xem Ma-thi-ơ 5:17-19.)

Check Also

Cứu Cấp

Vào tháng Giêng năm 2010, Wesley Autrey đang chờ đợi chiếc xe điện ngầm ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *