Home / Dưỡng linh / Lời sống hằng ngày / Đứng Vững Trong Hoạn Nạn (Bài 7 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

Đứng Vững Trong Hoạn Nạn (Bài 7 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

Bài 7: ĐỨNG VỮNG TRONG HOẠN NẠN

Câu chuyện trong Đa-ni-ên đoạn 6 xảy ra tại Ba-by-lôn, dưới thời vua Đa-ri-út, người Mê-đi. Với chính phủ mới, dân sự Đức Chúa Trời gặp sự thử thách mới, và nhất là tiên tri Đa-ni-ên vì người có chức tước cao trong triều đình và được nhiều ân huệ của vua.

Trong Đa-ni-ên 3, Nê-bu-cát-nếtsa ép buộc ba người Hê-bơ-rơ thờ hình tượng bằng cách bắt họ quì lạy pho tượng vàng, nhưng vua đã thất bại trong việc này. Đa-ni-ên 6 miêu tả sự cấm thờ phượng Đức Chúa Trời. Trong đoạn 3, các người trẻ Hê-bơ-rơ vẫn được phép thờ phượng Chúa. Trong đoạn 6, sự thờ phượng Đức Chúa Trời bị cấm tuyệt đối. Cũng vậy, trong thời kỳ sau rốt, sách Khải huyền dự ngôn rằng dân sự Chúa sẽ bị bắt buộc phải thờ hình tượng và cuối cùng sẽ bị cấm thờ phượng Đức Chúa Trời. Nhưng dân sự trung thành của Ngài sẽ thắng cả hai điểm này, giống như ba người trẻ Hê-bơ-rơ trong lò lửa hực và như Đa-ni-ên trong hang sư tử. Lý do về sự trung thành của họ, cũng như của Đa-ni-ên và các bạn của ông, là họ đã phát triển một mối tương quan mật thiết với Đức Chúa Trời. Mối tương quan này là điều quan trọng nhất để chúng ta có thể đứng vững trong thời kỳ cuối cùng.

SẮC LỆNH CẤM THỜ PHƯỢNG CHÚA

1. Có bao nhiêu quan trấn thủ trong vương quốc Mê-đi và Ba-tư? (Đa-ni-ên 6:1).

a. 100
b. 120
c. 220

2. Có bao nhiêu quan thượng thơ đứng trên 120 quan trấn thủ? (Đa-ni-ên 6:2).

a. 3
b. 10
c. 30

3. Ai là người trổi hơn hết trong các quan thượng thơ? (Đa-niên 6:3).

a. Quan trấn thủ
b. A-bết-Nê-gô
c. Đa-ni-ên

Đức Chúa Trời đã ban phước dồi dào cho Đa-ni-ên. Cuộc đời làm chính khách của người kéo dài bảy mươi năm. Ông đã từng làm thủ tướng của Ba-by-lôn (Đa-ni-ên 2:48), và bây giờ lại được Mê-đi và Ba-tư sẵn sàng đưa người lên làm thượng thơ đầu triều của vương quốc mới. Quả là một sự làm chứng về “linh tính tốt lành” của ông. Tất cả các nhà cầm quyền đều tin cậy Đa-ni-ên vì biết mối tương giao mật thiết và lòng trung thành của ông với Đức Chúa Trời. Cuộc đời của ông chứng tỏ một nguyên tắc trong Kinh Thánh, “Phàm ai tôn kính Ta, Ta sẽ làm cho được tôn trọng” (I Sa-mu-ên 2:30).

4. Các quan trấn thủ có tìm thấy lỗi nào của Đa-ni-ên không? (Đa-ni-ên 6:4).

a. Có
b. Không

Một vài lỗi nhỏ Dù cố gắng “vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết,” họ cũng không 3 tìm được lỗi lầm nào của Đa-ni-ên. Ông đã không gian lận trong thuế lợi tức, không lem nhem trong sổ sách, ông ngay thẳng và tận tâm trong tất cả mọi công việc. Sa-tan dùng họ làm khí giới để hại đấng tiên tri, vì nó sợ rằng ảnh hưởng của người sẽ làm yếu đi sự điều khiển của nó trên chính quyền. Vì vậy, nó xúi giục các nhà lãnh đạo ganh ghét và tìm mưu kế để tiêu diệt tiên tri của Đức Chúa Trời.

5. Các quan trấn thủ đã tìm lỗi của Đa-ni-ên trong lãnh vực nào? (Đa-ni-ên 6:5).

a. Học thức
b. Cuộc sống
c. Luật pháp Đức Chúa Trời

Sự thử thách của Đa-ni-ên là vấn đề thờ phượng thật và thờ phượng giả, giữa sự vâng phục luật pháp Đức Chúa Trời và luật pháp loài người. Kẻ thù của Đa-ni-ên biết sự trung thành của ông với luật pháp Đức Chúa Trời sẽ đem lại sự thành công cho mưu mô của họ. Câu chuyện của Đa-ni-ên cũng cho ta thấy trong thời kỳ cuối cùng, những sự khủng hoảng tương tự sẽ xảy ra. Đó là sự xung đột giữa luật pháp Đức Chúa Trời và lời truyền khẩu của loài người, giữa sự thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật và sự thờ lạy con thú và tượng nó.

6. Ai đã âm mưu để giết tiên tri của Chúa? (Đa-ni-ên 6:7).

a. Sa-tan
b. Vua Bên-xát-sa
c. Tất cả các quan, tướng.

7. Họ đã đồng ý yêu cầu vua Đa-ri-út điều gì? (Đa-ni-ên 6:7-9).

a. Xử tử Đa-ni-ên
b. Tôn thờ vua trong 30 ngày
c. Cấm ăn chay

Họ âm mưu thảo một đạo luật và trình lên để vua ký. Để tâng bốc sự háo danh của vua, họ thuyết phục Đa-ri-út rằng chỉ dụ này sẽ làm tăng uy quyền và sự tôn kính vua, khiến vua tưởng rằng mình rất quan trọng đến nỗi dân chúng chỉ được cầu xin vua mà thôi. Không biết dụng ý của họ là muốn tiêu diệt Đani-ên, vua đã nghe theo lời nịnh hót và ký sắc lệnh.

Thời xưa, các vua chúa thường được tôn kính như con của các 4 thần hay như các thần. Nhưng chỉ có dân Giu-đa không thể bất trung với Đức Chúa Trời để làm theo lệnh của vua. Các quan bày tỏ cho vua một kế hoạch mới để thử lòng trung tín của dân đối với vua. Người nào bất tuân thì sẽ bị coi như là khi quân và bị tử hình.

CUỘC ĐỜI CẦU NGUYỆN CỦA ĐA-NI-ÊN

8. Đa-ni-ên làm gì khi biết sắc lệnh đã được vua Đa-ri-út ký? (Đa-ni-ên 6:10).

a. Ngưng cầu nguyện trong 30 ngày
b. Vẫn tiếp tục cầu nguyện Đức Chúa Trời
c. Bỏ trốn

Kẻ thù của Đa-ni-ên biết sự cương quyết làm theo các nguyên tắc đạo đức của ông, nên bày ra mưu mẹo trên và họ được thỏa nguyện. Đa-ni-ên đọc được mục đích quỷ quyệt của họ trong sắc lệnh, nhưng ông không thay đổi đường lối mình. Nếu có một lúc mà Đa-ni-ên cần cầu nguyện nhất, đó là lúc này. Ông thà chết chứ không bỏ lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Với tâm hồn bình tĩnh, ông thi hành nhiệm vụ hằng ngày của mình rồi khi đến giờ cầu nguyện, ông về nhà, mở rộng cửa sổ hướng về thành Giê-ru-sa-lem, và cầu nguyện với Đức Chúa Trời theo thói quen mình.

Đa-ni-ên đã không thay đổi thói quen cầu nguyện khi sắc lệnh được ký. Ông có thể cầu nguyện cách kín đáo, nhưng làm như thế là giấu đức tin của mình. Ông vẫn đến trước cửa sổ mở rộng và làm đúng như việc ông vẫn làm hằng ngày – tức là cầu nguyện với Đức Chúa Trời ba lần mỗi ngày. Đây là bí quyết của sức mạnh ông. Đó cũng là lý do giải thích quyền lực của Đa-ni-ên ở Ba-by-lôn và Mê-đi Ba-tư. Không gì có thể cản trở ông thờ phượng Đức Chúa Trời. Nếu Đa-ni-ên thay đổi thói quen cầu nguyện vì áp lực, ông đã chối bỏ sự liên hệ của ông với Đức Chúa Trời.

Một vài người trong chúng ta có thể cho đây là chuyện nhỏ. Đa-ni-ên có thể cầu nguyện một cách kín đáo và không ai có thể biết được sự khác biệt. Làm như thế ông có thể tránh bị quăng vào hang sư tử. Nhưng đối với Đa-ni-ên, vâng phục Đức Chúa Trời còn quan trọng hơn mạng sống mình nữa. Ông không cho ai có cơ hội để nghĩ rằng ông không trung thành với Đức Chúa Trời. Mạng sống của ông cũng không quan trọng bằng mối tương giao với Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy nghe 5 lời khuyên quý báu này, “Thà nương náu mình nơi Đức Giê- hô-va, còn hơn tin cậy loài người. Thà nương náu mình nơi Đức Giê-hô-va, còn hơn tin cậy vua chúa” (Thi thiên 118:8, 9).

9. Khi các quan thấy Đa-ni-ên cầu nguyện, họ đã tâu với vua Đa-ri-út thế nào? (Đa-ni-ên 6:13).

a. Đa-ni-ên không có lòng kiêng nể vua
b. Đa-ni-ên trung thành với Đức Chúa Trời
c. Đa-ni-ên không ra khỏi nhà trong 30 ngày

Cả ngày hôm đó, các quan đã canh chừng Đa-ni-ên. Ba lần họ thấy ông vô phòng, ba lần họ nghe tiếng ông vang lên cầu nguyện cách sốt sắng cùng Đức Chúa Trời. Ngay khi thấy Đani-ên đang cầu nguyện như ông đã luôn luôn làm, họ liền tâu lại với vua. Đây là lúc mà họ trả đũa. Họ có thể tiêu diệt Đa-niên. Họ sẽ không còn lo sợ về sự thẳng thắn của ông. Họ có thể lừa dối vua mà không sợ bị Đa-ni-ên tâu lại vì đến lúc đó ông đã chết rồi.

TRONG HANG SƯ TỬ

10. Vua cảm thấy thế nào khi biết âm mưu của các quan? (Đani-ên 6:14).

a. Không quan tâm
b. Vui thích
c. Hối tiếc vì đã ra sắc lệnh đó

Khi nghe những lời của các quan, vua thấy ngay được cái bẫy mà họ đã gài cho tôi tớ trung tín của mình. Chỉ vì ganh ghét Đa-ni-ên, mà họ đã đề nghị sắc lệnh đó, chớ không phải vì lòng sốt sắng muốn làm vinh danh vua. Vua rất hối tiếc vì đã dự phần vào việc gian ác này, và cố gắng hết sức để giải cứu Đa-ni-ên. Tuy nhiên, sắc lệnh này mặc dù đã được ban hành một cách vội vã cũng phải thi hành, không thể thay đổi được.

11. Vua đã nói gì với Đa-ni-ên khi biết âm mưu của các quan? (Đa-ni-ên 6:15, 16).

a. Đức Chúa Trời sẽ giải cứu Đa-ni-ên
b. Hãy tôn thờ vua trong 30 ngày, vua sẽ cứu Đa-ni-ên
c. Vua khuyên Đa-ni-ên trốn đi

Ngay cả vua Đa-ri-út cũng biết bí quyết sự thành công của Đani-ên. Có lẽ ông đã nghe những câu chuyện của vua Nê-bucát-nết-sa và biết được Đức Chúa Trời đã cứu các người Hê- bơ-rơ trong quá khứ. Do đó ông bày tỏ sự tin tưởng rằng Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên cũng sẽ cứu ông. Thật rất hay là vua Đa-ri-út nhận biết rằng Đa-ni-ên đã hầu việc Đức Chúa Trời cách “liên tục.” Vua Đa-ri-út biết được bí quyết thành công của Đa-ni-ên là mối tương quan mật thiết của ông với Đức Chúa Trời.

12. Vua đã làm gì suốt đêm khi Đa-ni-ên ở trong hang sư tử? (Đa-ni-ên 6:17, 18).

a. Vua dự tiệc cùng các đại thần
b. Vua cầu nguyện Đức Chúa trời
c. Vua kiêng ăn và không ngủ được

Vua Đa-ri-út đã không ăn, không ngủ được suốt đêm đó. Ông rất buồn rầu. Đức Chúa Trời đã không ngăn ngừa kẻ thù bỏ Đa-ni-ên vào hang sư tử. Ngài cho phép quỷ sứ và kẻ gian ác đạt được mục tiêu của họ; như thế sự giải cứu tôi tớ của Ngài càng rực rỡ, và sự thất bại của kẻ thù càng lớn lao. Qua sự can đảm của một tôi tớ trung thành, mà Sa-tan bị đánh bại, và danh của Đức Chúa Trời được tôn vinh.

13. Sáng sớm, vua đã khám phá điều gì khi đến hang sư tử? (Đani-ên 6:19-22).

a. Đa-ni-ên vô sự
b. Sư tử bị giết chết
c. Đa-ni-ên bị sư tử cắn chết

Vua Đa-ri-út thật vui mừng vì Đa-niên vẫn còn sống. Đức Chúa Trời của ông đã giải cứu ông.

14. Vua đã ra lịnh gì đối với các quan mưu mô này? (Đa-ni-ên 6:24).

a. Họ phải xin lỗi Đa-ni-ên
b. Họ bị đuổi ra khỏi cung
c. Họ bị quăng vào hang sư tử

Những con sư tử thật chưa được ăn nên rất đói. Điều này chứng minh phép lạ của Đức Chúa Trời đã cứu Đa-ni-ên khỏi tai họa. Nguyên tắc trong lời Chúa “Ai đào hầm người nấy té” (Châm ngôn 26:27) áp dụng trong trường hợp này. Kết quả trực tiếp của sự giải cứu lạ lùng này là những người muốn làm hại tôi tớ của Đức Chúa Trời bị hủy diệt bằng cùng một phương pháp mà họ đã đặt ra.

15. Bây giờ vua Đa-ri-út ban chiếu chỉ nào? (Đa-ni-ên 6:25-28).

a. Mọi người phải giữ 10 điều răn
b. Mọi người phải kính trọng Đa-ni-ên
c. Mọi người phải run rẩy kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời

Chiếu chỉ của vua viết tiếp, “Vì Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống và còn đời đời. Nước Ngài không bao giờ bị hủy diệt, và quyền Ngài sẽ còn đến cuối cùng. Ngài cứu rỗi và giải thoát, làm những dấu lạ sự lạ ở trên trời dưới đất” (Đa-ni-ên 6:26, 27).

Ôi sự làm chứng lạ thường của Đa-ni-ên! Hai nhà lãnh đạo thế giới, Nê-bu-cát-nết-sa và Đa-ri-út, đã biết đến sự hiện hữu của Đức Chúa Trời vì sự làm chứng trung thành của Đa-ni-ên. Đừng quên bí quyết sự thành công của Đa-ni-ên là mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời.

16. Làm sao Đa-ni-ên phát triển được mối thâm giao với Chúa? (Đa-ni-ên 6:10).

a. Đa-ni-ên luôn kính sợ Chúa
b. Đa-ni-ên cầu nguyện cùng Chúa ba lần mỗi ngày
c. Đa-ni-ên đọc Kinh Thánh mỗi ngày

Bí quyết sự thành công của Đa-ni-ên là có mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời. Ông không hấp tấp cầu nguyện qua loa. Ba lần mỗi ngày, ông dành thì giờ đặc biệt thông công cùng Đức Chúa Trời. Vì đã dành nhiều thì giờ quý báu với Chúa, nên ông có thể đứng vững trong hang sư tử. Không một mối tương quan nào có thể tồn tại nếu không dành thì giờ cho nhau. Vợ chồng sẽ chia tay nếu không dành thì giờ phát triển mối liên hệ mật thiết của họ. Cũng giống như vậy, nếu không dành thì giờ cho Chúa thì chúng ta sẽ không sẵn sàng cho ngày cuối cùng.

17. Làm thế nào để giữ vững mối thâm giao với Chúa? (II Timô-thê 3:15; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:17).

a. Đọc Kinh Thánh mỗi ngày
b. Giữ mười điều răn
c. Học Kinh Thánh và cầu nguyện không thôi

Muốn có một mối liên hệ chặt chẽ với Chúa, chúng ta phải dành nhiều thì giờ học Kinh Thánh, và làm theo những nguyên tắc Kinh Thánh dạy. Học lời Chúa và cầu nguyện là những điều thiết yếu để duy trì mối tương giao với Đức Chúa Trời. Trong ngày cuối cùng, mối tương giao mật thiết này sẽ giúp chúng ta có sức mạnh để vâng phục những điều răn của Ngài.

TÓM LƯỢC

1) Đức Chúa Trời là Đấng giải cứu dân sự Ngài trong mọi hoàn cảnh. Dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu, Ngài cũng có có thể giải cứu chúng ta được. “Điều đó loài người không thể làm được, song Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được” (Ma-thi-ơ 19:26).

2) Luôn luôn cảm tạ Đức Chúa Trời trong bất cứ hoàn cảnh nào, vì chúng ta biết rằng “Mọi sự hiệp lại làm ích cho những kẻ yêu mến Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:28).

3) Trong thời kỳ khó khăn, chúng ta cũng vẫn thi hành phận sự của mình đối với Đức Chúa Trời như trong thời kỳ bình an.

4) Lương tâm và tôn giáo là những phạm vi mà chính phủ không có quyền xâm phạm. Sự thờ phượng Đức Chúa Trời là quyền tự do cá nhân. Chính phủ nào điều khiển tôn giáo là phạm đến lương tâm và chống nghịch cùng Đức Chúa Trời.

QUYẾT ĐỊNH

o Tôi muốn trung kiên như Đa-ni-ên bằng cách phát triển mối tương quan mật thiết với Chúa qua việc học Kinh Thánh và cầu nguyện mỗi ngày.

Nghiên cứu sách Đa-ni-ên
Kiểm Tra 7

1) Các quan thượng thơ yêu cầu vua ra sắc lệnh gì?

Cấm _______ _______ thần khác trong _______ ngày.

2) Đa-ni-ên làm gì khi biết sắc lệnh của vua Đa-ri-út?

________________________________________________

3) vua Đa-ri-út muốn làm gì khi biết mình bị lừa?

________________________________________________

4) Đức Chúa Trời làm gì để cứu Đa-ni-ên?

________________________________________________

5) Bài học trong Đa-ni-ên đoạn 6 là gì?

________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________

Tải về bài học (pdf) theo liên kết sau đây:

Bai 07 – Dung Vung Trong Hoan Nan 

Tải về file trắc nghiệm (pdf) theo liên kết sau đây:

Trac Nghiem 07 – Danien

 

Check Also

Cứu Cấp

Vào tháng Giêng năm 2010, Wesley Autrey đang chờ đợi chiếc xe điện ngầm ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *