Home / Dưỡng linh / Truyền đơn đạo / Bạn Có Tin Kinh Thánh Không?

Bạn Có Tin Kinh Thánh Không?

Bạn Có Tin Kinh Thánh Không?

Kinh Thánh là một cuốn sách xưa nhất thế giới, cũng là cuốn sách thịnh hành và bán chạy nhất thế giới. Những tổ chức tôn giáo khác nhau tiêu thụ trên 20 triệu cuốn mỗi năm.

Trong suốt mấy ngàn năm qua những học giả nghiên cứu kỹ lưỡng lời Chúa rất nhiều và họ cũng thăm dò về lịch sử, khảo cổ, các ngôn ngữ cổ xưa đã viết nên Kinh Thánh thì chắc họ phải có một sự đồng nhất về nguồn gốc, ý nghĩa và một sự tin cậy.

Tuy nhiên, sự thật lại trái ngược. Có người tin tưởng rằng Đức Chúa Trời soi dẫn cho người ta viết mọi lời trong Kinh Thánh. Có người cho rằng không gì hơn là một sự góp nhặt những lời truyền khẩu ngày xưa; có người cho rằng những câu chuyện trong Kinh Thánh ghi chép lại lịch sử có thật; người khác nghĩ rằng đó là sự góp nhặt những mẩu chuyện truyền thuyết, thần thoại.

Vậy thì, bạn có thể tin Kinh Thánh không? Qua ba lý do sau đây, câu trả lời của bạn sẽ là: TÔI TIN.

Khảo cổ học.

Đôi khi, các nhà hoài nghi đã chất vấn hầu hết các câu chuyện có tính cách lịch sử trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, căn cứ vào bằng chứng khảo cổ, lần lượt những chuyện này được xác nhận. Sau đây là hai dẫn chứng:

Vua Bên-xát-sa trong Đa-ni-ên, tường thuật rằng Bên-xát-sa là vua của Ba-by-lôn trong thời điểm đất nước bị người Ba Tư lật đổ. Mãi đến cuối thế kỷ 18, một danh sách các vua nước Ba-by-lôn được khám phá xác nhận rằng Nabonidus là vị vua cuối cùng của nước Ba-by-lôn, dẫn các học giả đi đến kết luận rằng Bên-sát-xa là nhân vật giả tưởng đã được Đa-ni-ên đặt ra. Tuy nhiên, những tài liệu cổ xưa đã chứng minh sau cùng rằng Bên-xát-sa đã cai trị với vua cha là Nabonidus.

Một học giả nói một câu giá trị như sau: “Ngoài những văn cổ viết bằng dấu, trong tất cả những tài liệu của những người không phải là dân Ba-by-lôn liên quan đến tình hình cáo chung của đế quốc Ba-by-lôn, Đa-ni-ên đoạn 5 được xếp loại chính xác nhất trong việc ghi chép những biến cố quan trọng.”

Bốn sách Tin Lành. Những khám phá khảo cổ càng ngày càng gia tăng hỗ trợ cho những chi tiết lịch sử do các văn sĩ ghi chép về đời sống của Đức Chúa Giê-su. Thí dụ: Giăng nhắc đến tòa nhà gọi là Bê-tết-đa ở Giê-ru-sa-lem có một cái ao (Giăng 5:2). Sự khai quật của khảo cổ đã chứng minh tòa nhà phù hợp một cách chính xác với sự mô tả của Giăng.

Những nhà khảo cổ cũng còn tìm thấy căn nhà sang trọng của Cai-phe, thầy cả thượng phẩm, người đã điều khiển vụ xử án Đức Chúa Giê-su, gồm cả cái sân, là nơi Phi-e-rơ đã chối Chúa 3 lần và một tòa lâu đài làm nơi xử án.

Khảo cổ học bày tỏ rằng Kinh Thánh là lịch sử có thật không phải chuyện huyền thoại.

Lời tiên tri.

Kinh Thánh được tin tưởng cũng do những lời tiên tri. Một trong những lời đó được lưu ý đặc biệt. Tiên tri Đa-ni-ên đoán trước vào năm nào Đức Chúa Giê-su bắt đầu chức vụ. Theo Đa-ni-ên 9:25, “Từ khi ra lệnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem, cho đến Đấng chịu xức dầu (Đức Chúa Giê-su), tức là vua, thì được bảy tuần lễ, và sáu mươi hai tuần lễ”, tổng cộng là 69 tuần hay 483 ngày. Những học giả đồng ý rằng theo sách Đa-ni-ên, một ngày tượng trưng cho một năm như vậy có 483 năm.

Người Ba-by-lôn phá hủy Giê-ru-sa-lem và bắt dân Giu-đa về Ba-by-lôn làm phu tù. Sau đó vua Ba Tư ký sắc lệnh cho phép người Giu-đa trở về quê quán. Đạo luật trùng hợp với lời tiên tri của Đa-ni-ên được vua At-ta-xét-xe ban hành vào năm 457 TC, và 483 năm đã chấm dứt vào năm 27 SC.

Đức Chúa Giê-su chịu xức dầu cho sứ mạng của Ngài vào thời gian Ngài chịu phép Báp-têm. Sách Lu-ca cho chúng ta về niên đại mà Đức Chúa Giê-su đã thụ lễ Báp-têm năm 27 SC. Đa-ni-ên nói trước chính năm này Đức Chúa Giê-su đã khởi sự chức vụ của Ngài!

Dựa vào bằng chứng rõ ràng này chúng ta có thể tin tưởng vào Kinh Thánh là sứ điệp từ Đức Chúa Trời, không phải do con người.

Kinh nghiệm cá nhân.

Tuy nhiên khảo cổ và lời tiên tri gây ấn tượng sâu sắc đã xác nhận chân giá trị của Kinh Thánh, chứng cứ quan trọng nhất là sự khác biệt mà Kinh Thánh đã tạo ra trong đời sống của nhiều người.

Kinh Thánh bày tỏ về một Đức Chúa Trời, Đấng yêu thương chúng ta, Đấng “nhân từ thương xót… ban ơn đến ngàn đời, xá đều gian ác, tội trọng và tội lỗi” (Xuất Ê-díp-tô ký 34:6,7). Chúa giúp chúng ta chiến thắng những nghiện ngập, những thói hư, tật xấu; những điều này sẽ phá hủy cuộc đời chúng ta.

Phao-lô bày tỏ rằng Tin lành, là tin tốt lành về Đức Chúa Giê-su, “là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin”, “hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh” (Rô-ma 1:16; 8:4).

Và một điều hoàn toàn đúng, người ta ở khắp nơi trên thế giới đều nhận thấy rằng khi họ quay về với Chúa, Ngài sẽ ban cho họ một năng lực có thể sống mỗi ngày một tốt hơn, lý tưởng hơn mà chính do Kinh Thánh dạy dỗ họ.

Đó là bằng chứng rõ ràng nhất mà bạn sẽ mạnh dạn trả lời: Phải, tôi tin vào Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời.

Check Also

Dấu Con Thú (Chương 23 – Thế Giới Đi Về Đâu?)

Nhiều người sợ dấu đó đến nỗi không muốn có số An Sinh Xã Hội. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *