Home / Dưỡng linh / Truyền đơn đạo / Chúa Có Biết Khi Con Bị Tổn Thương?

Chúa Có Biết Khi Con Bị Tổn Thương?

Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mà những điều kinh khủng xảy đến với những người vô tội không đáng phải gánh chịu. Thiên tai, bão táp dội vào bờ, phá vỡ con đê, khiến hàng ngàn người chết; vô số người không nơi cư trú hoặc không có nước uống, nhà cửa và tài sản bị cuốn trôi. Sự đau đớn xảy ra mỗi ngày một nhiều hơn dưới muôn hình vạn trạng: bệnh tật bất ngờ ập đến, tai nạn, ly dị, vợ chồng hoặc con cái bị tử vong. Dù trong bất kỳ tình huống nào đi chăng nữa, theo bản năng chúng ta sẽ kêu than khi bị đau khổ. Chúng ta muốn biết: Tại sao? Tại sao lại là tôi Thượng Đế có biết không, có quan tâm không khi con bị tổn thương?

Ngay cả Đức Chúa Giê-su cũng phải kêu lên câu hỏi tương tự khi Ngài bị treo trên thập tự giá: “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Mác 15:34). Ngài tự hỏi không biết Cha có biết và đoái hoài đến việc – Ngài đang gánh chịu đau khổ vô cùng. Kinh Thánh diễn tả Đức Chúa Giê-su là “người từng trải sự buồn bực và biết sự đau ốm” (Ê-sai 53:3).

Thượng Đế luôn ở gần ngay khi bạn bị tổn thương

Có thể bạn không thể dễ dàng tin ngay bây giờ khi bạn đang chịu sự tổn thương quá lớn, nhưng Chúa biết tất cả mọi sự. Và Ngài quan tâm đến bạn. Ngài ở rất gần, ngay cả khi Ngài dường như rất xa. Chúng ta biết điều đó là có thật bởi vì Đức Chúa Giê-su hứa: “Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20). Chúa luôn ở bên cạnh khi bạn bị tổn thương. Ngài phán: “Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi” (Ê-sai 43:2). Chúa luôn hiện diện khi ta gặp những sự thử thách và tổn thương tồi tệ nhất.

Nhưng nếu điều đó là thật, tại sao Ngài không làm gì đó cho chúng ta? Tại sao Ngài không hoá giải sự tổn thương đó? Trước nhất, làm sao bạn biết được Ngài không làm gì cho bạn? Làm thế nào bạn biết được hoàn cảnh của bạn sẽ không tệ hơn hiện tại – nếu như không có sự can thiệp của Chúa? Chúng ta sống trong một thế giới mà điều ác là một sự thật. Kinh Thánh dạy rằng những điều ác là hậu quả trực tiếp của Sa-tan, kẻ luôn dành trọn cả đời và sự chết để chiến đấu chống lại Đức Chúa Trời. Nhưng một từ miêu tả trong Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa ngăn cản ma quỷ, ngăn cản nó khỏi những việc xấu xa nhất mà nó muốn làm. Sách Khải huyền miêu tả bốn vị thiên sứ ngăn lại bốn hướng gió của thế gian, và một thiên sứ từ thiên đàng bảo họ rằng: “Chớ làm hại đất”. Thông điệp dành cho bạn là Đức Chúa Trời luôn bảo vệ chúng ta khỏi những ảnh hưởng tệ nhất mà Sa-tan muốn hãm hại chúng ta.

Nan đề của Chúa

Thứ hai, Chúa có một nan đề. Bạn thấy đấy, chúng ta sống trên một thế giới mà điều ác là một sự thật kinh tởm. Sa-tan được giam giữ trong một trận chiến khốc liệt chống lại với Chúa và điều thiện. Nó luôn cố gắng hủy diệt chúng ta và mọi thứ tạo nên hạnh phúc. Chúa mạnh hơn Sa-tan, và cuối cùng Ngài chắc chắn sẽ thắng trận chiến này. Tội lỗi, ma quỷ và sự đau đớn hoàn toàn sẽ bị loại trừ khỏi trái đất và toàn thể vũ trụ vào một ngày không xa. Nhưng trong lúc đó, Sa-tan có quyền gây ra đau đớn và tổn thương thậm chí sự chết.

Nan đề của Chúa là: Làm sao chiến thắng được Sa-tan theo cách mà bạn và tôi có khả năng tự do lựa chọn về bên phe nào – thiện hay ác – là một quyền tự do căn bản mà Chúa sẽ gìn giữ nó bằng bất cứ giá nào. Nếu chúng ta không chọn về bên phía Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta muốn tự do làm theo ý mình, khi ấy Sa-tan sẽ chiến thắng. Nó sẽ buộc tội Chúa từ buổi ban đầu là chuyên quyền và độc tài trong việc đòi hỏi sự vâng lời? Nó sẽ tự lập bản thân mình lên để thay thế Chúa.

Sự đáp lại của Chúa cho thách thức của Sa-tan là bày tỏ sự hoàn toàn vô vị kỷ của Ngài qua việc sai chính Con của mình đến thế gian để sống như một người trong chúng ta và chết thay cho chúng ta trên thập tự giá.

Bây giờ, bạn và tôi phải lựa chọn giữa Chúa và Sa-tan. Để chống lại sự buộc tội của Sa-tan, Chúa ép chúng ta phải theo Ngài bởi quyền năng tối thượng của Ngài, Ngài phải bảo đảm rằng những chọn lựa mà chúng ta thực hiện là của chính chúng ta – đó là sự chọn lựa thật sự và tự nguyện. Đó là lý do tại sao quyền tự do lựa chọn thì rất quan trọng đối với Chúa. Nhưng đó cũng là nguồn gốc nan đề của Ngài. Bởi vì chúng ta có thể tự do lựa chọn, khi ấy chúng ta có thể chọn điều ác; chúng ta có thể vô tình chọn làm những việc gây kinh khủng cho người khác.

Sự lạm dụng quyền tự do

Chúng ta không ngạc nhiên vì có vài người chọn làm điều ác. Sự buồn rầu và đau đớn sẽ để lại hậu quả. Khi một người mẹ trẻ tuổi chết vì ung thư, khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, khi một chiếc xe gắn máy đâm vào một đứa bé, khi bạn bị tổn thương, với bất cứ lý do nào đi chăng nữa cũng đều minh chứng cho ta biết rằng Sa-tan vẫn đang chiến đấu với Chúa và đôi khi nó cũng thắng một trận chiến nào đó.

Tuy nhiên, Kinh Thánh đảm bảo chúng ta rằng cuối cùng Chúa sẽ thắng cuộc. Sách Khải huyền miêu tả điều đó trong hình ảnh Đức Chúa Giê-su cưỡi con ngựa trắng dẫn đầu đoàn quân của thiên đàng. Hàng tỉ thiên sứ thánh sẽ theo sau Ngài. Sự kiên nhẫn Ngài dành cho sự xấu xa của Sa-tan đã đi tới giới hạn.

Cuộc chiến thì ngắn ngủi. Sa-tan và những quỷ sứ đi theo nó sẽ bị bắt. Sự hủy diệt điều ác sẽ kết thúc khi Sa-tan bị tiêu diệt. Đó sẽ là sự kết thúc của lòng căm thù, bạo lực, khủng bố, diệt chủng và giết người. Đó sẽ là đoạn kết cho tất cả những điều gây đau buồn và tổn thương, dù lớn hay nhỏ, mà Sa-tan đã làm ra cho chúng ta đau khổ.

Không còn đau khổ

Kinh Thánh hứa rằng tội lỗi sẽ không bao giờ xuất hiện lại (Na-hum 1:9). Có lời chép rằng Chúa sẽ làm mọi sự trở nên mới, kể cả chúng ta: “Ngài sẽ lau ráo nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi” (Khải huyền 21:4).

Chúa có biết ta bị tổn thương không? Thật sự Ngài biết. Ngài có làm gì để giúp chúng ta không? Thật sự Ngài đang làm, chuẩn bị cả cảnh tượng vĩ đại và cho cá nhân bạn thôi. Ngài hứa: “Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu” (Hê-bơ-rơ 13:5).

Tại sao phải là tôi?

Thật không có gì ngạc nhiên khi bạn hỏi: “Tại sao phải là tôi?” khi sự đau đớn và khó khăn dồn dập xảy đến cuộc đời của bạn. Chúng ta thường cảm thấy không công bằng. Tại sao cuộc sống của một số người lại được miễn khỏi những sự đau khổ, trong khi những thứ khủng khiếp lại xảy đến với những người khác? Cùng một tai nạn, có người thì dễ dàng tránh khỏi, trong khi những người khác lại bị mất mạng? Tại sao? Tại sao Chúa dường như chỉ thực hiện phép lạ cho người này mà không cho người kia?

Không có câu trả lời nào hoàn toàn thỏa mãn cho những câu hỏi như thế. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng cuối cùng, quyền năng của phép lạ và những lý do để lý giải vẫn nằm trong tay Chúa và chỉ một mình Ngài thôi. Ngài nhìn thấy bức tranh lớn, và Ngài sẽ làm mọi thứ đều trở nên tốt đẹp. Một tác giả Kinh Thánh nói rằng: “Vì Đức Chúa Trời ở trên trời, còn ngươi ở dưới đất” (Truyền-đạo 5:2).

Đối diện với những tình cảnh như vậy, chúng ta phải tin tưởng rằng Thượng Đế biết câu trả lời, thậm chí khi chúng ta không biết, và chúng ta sẽ không biết cho đến khi chúng ta có thể hỏi Ngài mặt đối mặt trên thiên đàng. Chúng ta có thể tin rằng khi tất cả các bản kê khai của cuộc sống trên đất được phơi bày, chúng ta sẽ được nhìn lại thế giới này từ thiên đàng. Khi ấy, chúng ta sẽ hài lòng kết luận: “Vả tôi, tưởng rằng những sự đau đớn lúc này chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta” (Rô-ma 8:18).

Check Also

Dấu Con Thú (Chương 23 – Thế Giới Đi Về Đâu?)

Nhiều người sợ dấu đó đến nỗi không muốn có số An Sinh Xã Hội. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *